Theo Tổng cục Hải quan, thực hiện chỉ đạo về chủ trương xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), đơn vị vừa yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố nghiêm túc rà soát và thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ thuế xuất nhập khẩu của SBIC và các công ty con (nếu có phát sinh tờ khai tại đơn vị).
8 doanh nghiệp cần rà soát gồm: SBIC, Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh, Công ty TNHH MTV đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long, Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng, Công ty TNHH nhà nước MTV công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Công ty TNHH MTV đóng tàu Thịnh Long, Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng.
Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 220 về kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương xử lý SBIC.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, tham mưu về thực hiện quyền chủ nợ đối với các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC (bao gồm nợ Chính phủ cho SBIC vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam, nợ Chính phủ ứng trả thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ) và các khoản nợ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ nợ khác đối với Nhà nước.
SBIC và 7 công ty con trực thuộc đang làm thủ tục phá sản.
Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC (bao gồm nợ Chính phủ cho SBIC vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam - DATC/SBIC và nợ Chính phủ ứng trả thay từ Quỹ tích lũy trả nợ); xây dựng kế hoạch bố trí nguồn trả các khoản nợ nêu trên và trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án nguồn tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC.
Bộ Tài chính cần chỉ đạo DATC thực hiện quyền chủ nợ, xử lý tài sản và quyền tài sản đối với các khoản nợ SBIC đã nhận nợ với DATC (trái phiếu, hối phiếu DATC có bảo lãnh của Chính phủ) khi thực hiện phá sản SBIC và các đơn vị thành viên.
SBIC thành lập năm 2013, trên cơ sở sắp xếp, tái cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin. Vốn điều lệ thời điểm đó của SBIC trên 9.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, SBIC phải gánh khoản nợ do Vinashin để lại trên 4 tỷ USD cả trong và ngoài nước.
Mới đây, Chính phủ yêu cầu rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng từng doanh nghiệp; xây dựng phương án xử lý cụ thể. Với Công ty mẹ SBIC và 7 công ty con khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tác giả: Dương Hưng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy