Tin liên quan
Trao đổi với phóng viên sau khi kết thúc cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 2/2016 diễn ra chiều 29/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Công ty Liên Kết Việt được Sở Công Thương cấp phép vào ngày 10/2/2014. Đến ngày 22/12/2015 thì được Cục Quản lý Cạnh tranh (QLCT - Bộ Công Thương) cấp lại.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí chiều 29/2
Ông Hải cũng khẳng định, ngày 15/7/2015, Bộ Công Thương đã ra quyết định xử phạt hành chính 570 triệu đồng với Liên Kết Việt. Lãnh đạo Bộ Công Thương nhìn nhận, đây là một mức xử phạt "hết sức nghiêm khắc".
Đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý với quyền lợi người tiêu dùng, ông Hải nói: "Các đơn vị, cơ quan chức năng tại các địa phương trên toàn quốc đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì với số lượng hàng chục nghìn người tham gia thì không chỉ một mà nhiều địa phương, tại sao không vào cuộc để ngăn ngừa, cảnh báo? Ngay cả những người khi tham gia vào hoạt động đa cấp trước hết cũng phải xem xét, những doanh nghiệp này với từng mặt hàng nhất định liệu có xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình hay không?".
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, chưa thể khẳng định được số người bị thiệt hại trong vụ Liên Kết Việt là 45.000 người hay 60.000 người. Con số chính xác sau khi cơ quan điều tra làm việc cụ thể với công ty này sẽ có con số chính thức. Đồng thời, chưa thể khẳng định thiệt hại là 1.900 tỉ đồng vì lãnh đạo Liên Kết Việt không nắm hoàn toàn số này mà trong quá trình thực hiện, số tiền này đã được chia qua nhiều cấp dưới hình thức tiền hoa hồng nên phần còn lại để chia cho cấp trên Liên Kết Việt chỉ ở một mức độ nhất định.
"Việt Nam đã siết chặt trong cấp phép kinh doanh bán hàng đa cấp"
Bắt đầu từ ngày 1/7/2014, Nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã giao lại trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp cho Bộ Công Thương mà đầu mối chính thức là Cục QLCT. Theo ông Hải, Nghị định này đã giúp việc sàng lọc các công ty kinh doanh về hoạt động đa cấp.
Hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp đang phổ biến trên thế giới. Ví dụ Malaysia đã cấp phép cho hơn 1.000 công ty kinh doanh đa cấp, Thái Lan có hơn 500 doanh nghiệp, Đài Loan (Trung Quốc) có hơn 700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng đa cấp. Trong khi đó, tại Việt Nam, con số này chỉ là 65 doanh nghiệp. Như vậy, về số lượng mà nói thì Việt Nam đang có sự siết chặt, Thứ trưởng Hải đánh giá.
"Chúng tôi khẳng định rằng, công ty Liên Kết Việt đã thực hiện hành vi lừa đảo chứ không phải thực hiện kinh doanh đa cấp mà gây ra việc này" - đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh. Đồng thời ông cho biết, mặc dù Nghị định 42 về quản lý kinh doanh bán hàng đa cấp được ban hành mới 1,5 năm nhưng Bộ Công Thương sẽ thực hiện rà soát liệu có khe hở nào trong các quy định pháp luật nay không để trách việc bị các doanh nghiệp lợi dụng.
Theo dantri.com.vn
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy