Chiều 1/12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, báo chí có đặt câu hỏi cho Bộ Tài chính việc nhiều nhà đầu tư trái phiếu đang tỏ ra sốt ruột về việc các doanh nghiệp có thể không trả lãi, không tất toán được khi kết thúc kỳ hạn. Bộ Tài chính có biện pháp gì để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư?
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết đang có nhiều khó khăn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhất là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Thứ nhất về khối lượng phát hành, tính đến 25/11 có xu hướng giảm khi chỉ có khoảng 331.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, giảm hơn 31,6% so với cùng kỳ. Việc phát hành có xu hướng giảm dần trong qua các quý gần đây.
Ngoài ra, hiện tượng doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn cũng phản ánh khó khăn của thị trường. Ước tính đến 25/11, khối lượng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp phát hành 161.000 tỷ đồng, bằng 114% khối lượng mua lại của năm 2021.
Cũng theo ông Chi, niềm tin với thị trường trái phiếu đang giảm sút, xuất phát từ một số vụ việc vi phạm từ doanh nghiệp phát hành, ngân hàng thương mại. Cùng với đó, các tin đồn không chính xác cũng ảnh hưởng đến thị trường.
“Các doanh nghiệp phát hành đang gặp khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, tín dụng. Bức tranh thị trường trái phiếu đang ở gam màu trầm”, ông Chi nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại cuộc họp.
Về giải pháp ổn định, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó vấn đề quan trọng là đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định 65 tăng cường tính công khai minh bạch thị trường, xử lý vấn đề bất cập cũng như bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Tuy nhiên thị trường thay đổi nhanh chóng thời gian qua. Để thích ứng với tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ra soát, những bổ sung cần thiết thì phải thực hiện ngay.
Cũng theo ông Chi, ngày 23/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm việc với 37 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có quy mô phát hành lớn và có đáo hạn trong cuối năm 2022 và 2023, cùng với đó là gần 10 công ty chứng khoán.
Theo ông Chi, tại buổi làm việc các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các giải pháp như: Khôi phục niềm tin, tháo gỡ khó khăn trong thanh khoản và hoàn thiện khung pháp lý được tập trung rất cao.
“Sau buổi làm việc, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi đến các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải ưu tiên sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư. Trường hợp khó khăn cần có phương án thoả thuận với nhà đầu tư. Bằng mọi cách, doanh nghiệp phát hành phải thực hiện hết khả năng của mình”, ông Chi cho hay.
Ông Chi khẳng định nếu doanh nghiệp nào vi phạm pháp luật thì các cơ quản lý sẽ xử lý nghiêm trên tinh thần bảo về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy