Trưa 16/12, trong khuôn khổ hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch Ngân hàng Mizuho và ông Ishiguro Norihiko, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).
Tại cuộc tiếp, Thủ tướng cho biết Chính phủ, các cơ quan phía Việt Nam ghi nhận các đề xuất của Mizuho và sẽ xử lý nhanh theo thẩm quyền. Đồng thời, đề nghị Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết việc tìm kiếm nhà đầu tư tự nguyện tham gia cơ cấu ngân hàng yếu kém hiện nay rất khó khăn. Theo bà, NHNN sẽ hoàn thiện đề án chi tiết tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để thực hiện.
Hiện Việt Nam có 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Đông Á (DongABank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Chủ tịch ngân hàng Mizuho của Nhật. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Cũng tại cuộc tiếp, Thủ tướng còn đề nghị Mizuho có chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.
Mizuho được biết là một trong 3 đại ngân hàng của Nhật Bản (bên cạnh SMBC và MUFG) với 461 chi nhánh tại Nhật Bản và 82 chi nhánh tại nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Singapore, Trung Quốc...
Tổng số nhân viên của Mizuho là hơn 24.000 người, doanh thu năm 2022 đạt hơn 15 tỷ USD, tổng tài sản (tính đến năm 2022) là hơn 1.700 tỷ USD.
Mizuho hiện có 2 chi nhánh ở Việt Nam tại Hà Nội và TP.HCM. Năm 2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank (VCB) thông qua thương vụ mua 15% cổ phần của trị giá khoảng 567,3 triệu USD.
Trong buổi làm việc hôm nay, Thủ tướng cũng đã làm việc với ông Ishiguro Norihiko, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro). Hiện tại, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN mà Jetro có 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM.
Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp thiết thực, hiệu quả của Jetro tại Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước. Qua đó, Thủ tướng cũng đề nghị Jetro tham vấn cho Chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi tập trung các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.
Đồng thời, kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư về vốn, chuyển giao công nghệ, thể chế quản lý hiện đại; khai thác các cơ chế sẵn có của 2 nước về chuyển đổi xanh như Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á (AZEC).
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy