Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, mặc dù ghi nhận những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý một số rủi ro, thách thức cả bên trong và bên ngoài như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Ngân hàng trung ương của các nước lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến mặt bằng lãi suất tăng, một số mặt hàng có xu hướng tăng giá.
Trong thời gian tới, trước các biến động của tình hình thế giới, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế đối với các vấn đề tỷ giá, lãi suất; có giải pháp kịp thời ổn định lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối, tránh đột biến, tạo thế yên tâm cho doanh nghiệp, người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ, linh hoạt, chủ động và đồng bộ. Xây dựng các kịch bản tăng trưởng và lạm phát từ nay đến cuối năm và 6 tháng đầu năm 2019 để đề ra đối sách phù hợp. Thực hiện nghiêm kỷ luật chi ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm, hội họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: SBV)
Ngân hàng Nhà nước là đầu mối tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý căn bản nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém. Kiểm soát tốt luồng vốn tín dụng vào thị trường chứng khoán, bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản khởi sắc nhưng bền vững, chú trọng nâng cao năng lực của các ngân hàng thương mại nhằm bảo đảm an toàn vốn, tăng khả năng chống chọi với rủi ro từ bên ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối đôn đốc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó chú trọng dự án lớn, dự án quan trọng, công trình mục tiêu quốc gia. Kiên quyết không gia hạn đối với các dự án giải ngân chậm, thiếu lý do chính đáng.
Về yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng cho rằng một mục tiêu quan trọng của chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế là hạn chế sự phụ thuộc vào khu vực FDI mà cần dựa nhiều hơn vào sức cầu trong nước và trong khi sức cầu trong nước phụ thuộc nhiều vào tầng lớp trung lưu nên cần có chính sách dưỡng sức dân, dưỡng sức doanh nghiệp, hỗ trợ để phát triển các loại hình doanh nghiệp. Phát triển năng lực cạnh tranh của các đô thị. Đưa khoa học công nghệ trở thành động lực tăng trưởng mới.
Các bộ, ngành, địa phương cần tranh thủ thời điểm hiện nay đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, tăng năng suất lao động, bảo đảm yếu tố tăng trưởng bền vững, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao.
Mặt khác, các bộ, ngành chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ kỳ họp Trung ương và Quốc hội tới đây. Thủ tướng nhấn mạnh không để chậm trễ các văn bản được giao, bảo đảm thời gian trình các dự án luật.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy