Hôm nay (25/3), Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ nêu trên và các cơ quan liên quan lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.
Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định. Trong khi chờ báo cáo đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới.
Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết theo đúng quy định pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rút kinh nghiệm trong việc tham mưu xuất khẩu gạo
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua và yêu cầu các bộ chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho người dân, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.
Trước đó, ngày 24/3, Tổng cục hải quan có công điện hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt hàng gạo từ 0h ngày 24/3.
Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày (24/3), bộ Công Thương lại có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chưa thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương cho biết, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, nên đề nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp.
Được biết, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam mấy năm gần đây đạt gần 7 triệu tấn. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2019, cả nước xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, thu về khoảng 2,81 tỉ USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 440,7 USD/tấn.
Philipines, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc… là thị trường chính tiêu thụ gạo của Việt Nam. Như năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Philippines nhập 2,13 triệu tấn, trị giá 884,95 triệu USD, chiếm 33,5% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Tiếp theo là Bờ Biển Ngà, thị trường này đứng vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam, với 583.579 tấn, tương đương 252,63 triệu USD.
Trung Quốc đứng vị trí thứ 3, đạt 477,127 tấn, tương đương 240,39 triệu USD, chiếm 7,5% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước.
Còn tính từ đầu năm đến ngày 15/3, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, cả nước đã xuất 1,3 triệu tấn gạo với trị giá 602 triệu USD. Giá gạo bình quân đạt 463 USD/ tấn, cao hơn 20 USD/ tấn so với mức bình quân của năm ngoái.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy