Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HNX: HNF) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 385 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Áp lực giá vốn đầu vào tăng đã đẩy lợi nhuận gộp của Hữu Nghị giảm mạnh 17,4%, xuống còn 114 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng thu hẹp từ 32% còn 27,8%
Tuy nhiên, dù doanh thu và lợi nhuận gộp đều đi xuống, nhưng nhờ chính sách siết chặt chi phí, lợi nhuận sau thuế của Thực phẩm Hữu Nghị vẫn tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, chi phí tài chính ghi nhận đạt 11 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ thu hẹp chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Thực phẩm Hữu Nghị cũng lần lượt giảm 14% và 10% xuống còn 70 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.
Nhờ vậy, sau khi trừ chi phí, Thực phẩm Hữu Nghị báo lãi sau thuế 29 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, dù doanh thu và lợi nhuận gộp đều đi xuống, nhưng nhờ chính sách siết chặt chi phí, lợi nhuận sau thuế của Thực phẩm Hữu Nghị vẫn tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, chi phí tài chính ghi nhận đạt 11 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ thu hẹp chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Thực phẩm Hữu Nghị cũng lần lượt giảm 14% và 10% xuống còn 70 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.Nhờ vậy, sau khi trừ chi phí, Thực phẩm Hữu Nghị báo lãi sau thuế 29 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về tình hình tài chính, tại ngày 31/3/2025, tổng tài sản của công ty đạt 1.885 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 50% xuống còn 77 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính của công ty cũng ghi nhận sụt giảm 30% xuống còn 260 tỷ đồng.Trong khi đó, tổng nợ phải trả giảm còn 1.161 tỷ đồng, nợ vay và thuê tài chính giảm 5% xuống còn 846 tỷ đồng, giúp giảm bớt áp lực chi phí tài chính cho công ty.
Diễn biến thị giá cổ phiếu HNF.
Theo báo cáo của Chứng khoán KIS, ngành bánh kẹo là một phần không thể thiếu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, trong đó tỉ lệ người trẻ chiếm đa số, thị trường bánh kẹo luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định từ 7-10% mỗi năm.
Theo dự báo, năm 2025, ngành thực phẩm tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6%, phù hợp với xu thế chung của thị trường, nhưng ở mức thấp hơn so với 2024. Đặc biệt, năm 2025 được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy