Thực trạng và giải pháp tăng trưởng tín dụng
17/09/2014 10:02:13
ANTT.VN – Cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Tăng trưởng tín dụng của NHTM Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đã diễn ra vào ngày 16/9 vừa qua tại Hà Nội.

Mục đích của hội thảo khoa học này là tập trung thảo luận để tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam, hỗ trợ phục hồi kinh tế có hiệu quả.

Buổi hội thảo do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lực- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phối hợp tổ chức và diễn ra dưới sự chủ trì của Ts Trần Thị Hồng Hạnh- Tổng Thư ký VNBA .

Tham dự Hội thảo còn có các đồng chí là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); các nhà tạo lập chính sách, cán bộ khoa học của các Bộ, ngành, viện nghiên cứu trong nước và đại điện lãnh đạo một số ngân hàng thương mại Việt Nam; phóng viên của các cơ quan báo chí.

 Ts Trần Thị Hồng Hạnh- Tổng Thư ký VNBA chủ trì cuộc hội thảo.

Tại buổi hội thảo, nhiều tham luận được đưa ra đều tập trung phân tích về tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM, thực trạng và các giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể là:

Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng đạt thấp trong những tháng đầu năm 2014 đã được các diễn giả đã chỉ ra, cụ thể: (i) Tính chu kỳ tăng thấp đầu năm; (ii) khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, hàng tồn kho chưa giảm, sức tiêu dùng có phần giảm, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, số doanh nghiệp giải thể phá sản tăng, niền tin vào tương lại được củng cố nhưng chưa mạnh mẽ,…mặc dù ngành Ngân hàng đã chủ động và quyết liệt trong điều hành chính sách tín dụng nhằm thực hiện các mục tiệu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; (iii) Vấn đề xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc nên chưa đạt kết quả như mong đợi.

Theo Đ/c Nguyễn Tiến Đông - Vụ Trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết: Đến cuối tháng 8/2014, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thổng ngân hàng Việt Nam đạt 5,82% so với cuối năm 2013, dòng vốn tín dụng đã có sự chuyển dịch tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên theo đinh hướng của Chính phủ. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng chưa đạt như kỳ vọng (mục tiêu từ 12-14%).

Đ/c Nguyễn Tiến Đông – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng thời, các diễn giả cũng đưa ra một số giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, cụ thể là: (i) Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp mà NHNN và các TCTD đã thực hiện trong thời gian qua; (ii) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng làm cơ sở để các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động tín dụng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; (iii) Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; (iv) các TCTD tiếp tục tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ; (v) Tiếp tục triển khai các chương trình thí điểm cho vay liên kết 4 nhà trong lĩnh vực bất động sản và chương trình cho vay thí điểm phục vụ nông nghiệp, nông thôn tạo hướng đi mới và đột phá trong đầu tư tín dụng; ( vi) Đẩy mạnh việc tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; (vii) Tiếp tục tập trung chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu; (viii) Tiếp tục làm tốt công tác thông tin – tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của xã hội.

Toàn cảnh Hội thảo

Các đại biểu tham dự đã đánh giá cao tính thời sự trong chủ đề của cuộc hội thảo này, cũng như những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong thời gian qua. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo sát sao của NHNN, sự chủ động tích cực và sáng tạo của các NHTM, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành, nỗ lực của các doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2014 sẽ đạt mức 12-14% như dự kiến.
 
Hương Bùi (tổng hợp)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến