ới đây, Sở GTVT Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đã có văn bản báo cáo UBND TP về Đề án thu phí phương tiện vào khu vực nội đô, trung tâm thành phố. Mức giá và giờ thu phí dự kiến trong ngày đã được công bố với mức cao nhất tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh lần lượt là 60.000 đồng/lượt và 70.000 đồng/lượt.
Anh Đào Tùng Lâm (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi mua xe ô tô để tiện cho công việc kinh doanh và về quê vào mỗi cuối tuần cùng gia đình. Khi mua xe, tôi đã phải đóng rất nhiều thứ thuế để được lăn bánh. Mỗi năm tôi cũng mất phí bảo hiểm bắt buộc, cầu đường, kiểm định,… Hai năm nay dịch bệnh không kinh doanh được cùng nhiều loại thuế phí gây ra áp lực kinh tế không chỉ cho tôi mà còn nhiều người lao động khác”.
Anh Lâm cho biết nhà anh nằm trên đường Khuất Duy Tiến (là tuyến đường vành đai 3), việc ra vào ranh giới là thường xuyên. Nếu áp mức thu phí như đề xuất của Sở GTVT Hà Nội thì dù xe của anh không vào nội đô cũng mất tiền. Theo anh Lâm, cần có chính sách miễn giảm cho những người sống gần vành đai 3 như trường hợp của anh và không nên quy định cứng về vấn đề trả phí.
Đồng tình với ý kiến trên, anh Hoàng Bá Duy (Thái Bình), hiện đang lái xe taxi công nghệ chia sẻ: “Lái xe công nghệ sau dịch như chúng tôi khách ít, không kiếm được bao nhiêu mà còn xét nghiệm Covid rồi các loại phí. Với đề xuất và mức phí vào nội đô như thế này thì vẫn cao và tiền này ai sẽ chi trả. Thế này có khi tôi phải dừng hoạt động với hãng và bán xe về quê”.
Ngoài ra, mỗi chiếc xe khi lưu thông trên cầu đường có thu phí thì cũng phải trả phí theo quy định của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, một loại thuế nữa mà chủ xe phải trả trực tiếp vào giá xăng, dầu vì theo quy định hiện hành, xăng, dầu đang phải chịu 3 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế giá trị gia tăng 10%, cùng với thuế bảo vệ môi trường là 3.800 – 4.000 đồng/lít.
Chia sẻ về trường hợp thực tế của mình, anh Lê Nam Bình (Thạch Thất, Hà Nội) cho biết nhà anh ở Thạch Thất nhưng công ty nằm trong nội đô, nếu đề xuất này được đưa vào thực hiện thì một tháng anh phải mất thêm từ 3 – 4 triệu đồng cho việc đi lại.
“Từ lúc mua ô tô về năm nào tôi cũng đóng các loại như phí đăng kiểm, tiền bảo hiểm,… rồi tiền sửa xe, gửi xe. Tiền xăng cũng là một trong những vấn đề tôi lo hàng tháng khi dịch bệnh không có tiền mà hàng trăm thứ phải lo. Trong thời gian dịch bệnh đi ô tô tôi cũng an tâm hơn nhưng khi nghe đề xuất thu phí ô tô vào nội đô tôi với vợ dự tính đi xe máy hoặc đi xe buýt đi làm để tiết kiệm tiền”.
Vấn đề thuế, phí của những chiếc ô tô là chủ đề mà các bác tài cũng như những người chuẩn bị mua xe luôn thảo luận và cân nhắc. Trong tình hình kinh tế khó khăn bởi đại dịch Covid thì điều này càng là áp lực đặt nặng trên vai vì họ không có tiền để chi trả.
Với đề xuất thu phí vào nội đô cho ô tô của Sở GTVT Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh khiến những người chủ xe - những người sống ở ngoại thành nhưng phải vào trung tâm làm việc lo lắng về khoản chi phí phát sinh.
Về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng việc thuế và phí trên một chiếc ô tô của Việt Nam là khá lớn. Theo ông, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc này và đây cũng là một trong những đề tài được rất nhiều người quan tâm từ chuyên gia cho đến người dân.
Ông chia sẻ thêm: “Đối với đề xuất thu phí ô tô vào nội đô, trước khi đưa vào thực hiện cần phải phân tích tác dụng, hiệu quả khi thành lập các trạm thu phí cũng như dự kiến mức phí thu như thế nào để không ảnh hưởng đến thị trường ô tô trong nước. Ngoài ra, còn đặc biệt chú ý đến việc đề xuất này sẽ tác động như thế nào đối với các chủ xe và người tiêu dùng khi có ý định mua ô tô”.
Trao đổi với Người Đưa Tin, TS Phan Lê Bình – chuyên gia giao thông nhận định việc thu các loại thuế, phí với ô tô khi tham gia giao thông là cần thiết.
Giải thích thêm, TS Phan Lê Bình cho biết: “Thu các loại thuế, phí với ô tô như hiện nay là việc không thể bỏ được. Ô tô là phương tiện giao thông nguy cơ cao, nếu gây tai nạn sẽ có hậu quả lớn hơn rất nhiều so với xe máy hay xe đạp. Vì vậy cần có những loại thuế và phí để bảo vệ cả người bị hại cũng như chủ xe ô tô. Bên cạnh đó, các loại thuế, phí như hiện nay cũng góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đây cũng là một trong những công cụ điều tiết mức độ sở hữu phương tiện giao thông".
Ông dẫn ví dụ, tại Nhật Bản, không kể việc nộp thuế, phí, Nhà nước còn đặt ra quy định rất chặt chẽ đó là người muốn mua ô tô thì bắt buộc phải có những giấy tờ như hợp đồng với bãi đỗ xe, hoặc nhà có bãi đỗ xe sẵn thì phải chứng minh còn chỗ đỗ xe nếu có ý định mua thêm xe. Quy định này đã giải quyết được vấn đề để xe tràn lan trong các khu đô thị mới của người dân khi họ mua rất nhiều xe nhưng không có nơi đỗ.
Bên cạnh đó, TS Phan Lê Bình cho rằng việc thu phí ô tô vào nội đô có thể sẽ làm thay đổi hành vi đi lại của người dân. Họ sẽ chọn cách chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu đường sắt đô thị nếu được hoàn thành và đi vào sử dụng hoặc từ bỏ ô tô, trở về với xe máy. Ngoài ra, đối với những người sống ở ngoại ô, trước đây sẽ là 3 người đi 3 xe ô tô nhưng bây giờ có thể là cùng đi chung một xe vào nội đô
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy