97% thanh toán tiền mặt trong qui mô 8 tỉ USD
Đây là con số được Cục thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đưa ra trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân mới vừa diễn ra. Như vậy, căn cứ theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT (VECOM) qui mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 đạt 8 tỉ USD với mức tăng trưởng trên 30%, có đến 7,76/8 tỉ USD được thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán tiền mặt trong TMĐT tại Việt Nam hiện nay phổ biến từ các sàn TMĐT lớn cho đến các trang TMĐT nhỏ, những trang bán đồ chuyên dụng và cả những hộ bán hàng qua Facebook. Tiền mặt được thanh toán thông qua phương thức thu hộ từ bên thứ ba là các Cty giao hàng, và người mua nhận hàng rồi trả tiền (COD).
Trên thực tế, vài năm trở lại đây phương thức COD phát triển mạnh cũng chính là phương châm kinh doanh của các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam là khuyên khách hàng thanh toán sau khi nhận hàng để tránh gặp các rắc rối, phiền phức vì hàng kém chất lượng, không như quảng cáo và hình chụp.v.v…
Thậm chí, các sàn lớn còn đưa ra cơ chế đồng phối kiểm giữa người nhận hàng và bên giao hàng để cùng xác nhận hàng có đúng như chất lượng cam kết hay không.
Về phía khách hàng, việc thanh toán khi nhận hàng sau khi đã kiểm tra món hàng và đồng thuận cũng chính là cách “nắm đằng chuôi”.
Thay đổi thói quen và tạo dựng niềm tin – cái nào quan trọng hơn?
Hiện 60% dân số (gần 100 triệu người) Việt Nam đủ tuổi mở thẻ ngân hàng nhưng 80% trong số này vẫn dùng tiền mặt. Trên bình diện rộng hơn, hiện mới có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Lâu nay, nguyên nhân lớn nhất của vấn đề này được cho là do thói quen sử dụng tiền mặt.
Nhưng trên thực tế, thói quen cũng có thay đổi cùng với hành vi tiêu dùng khi các phương thức kinh doanh online, kinh tế O2O (online to offline) phát triển. Đơn cử, từ con số 0, đến nay Việt Nam đã có hơn 20 triệu đăng kí sử dụng ví điện tử, trong đó có trên 4,2 tài khoản ví đã kết nối với tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến các khoản chi tiêu.
Trong hơn 20 triệu ví điện tử hiện nay, có hơn 4,2 triệu ví kết nối tài khoản ngân hàng (ảnh: PK).
Vấn đề đặt ra là, vì sao khi thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp, hay mua hàng hóa tại các shop, thanh toán tiền ăn uống tại nhà hàng hoặc thậm chí khi mua sắm ở nước ngoài, người Việt mạnh dạn hơn trong việc sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM, ví điện tử; trong khi mua hàng trên các sàn TMĐT thì lại trả tiền theo phương thức COD?
Thực trạng ở đây cho thấy không chỉ do thói quen, mà cốt lõi chính là niềm tin và chất lượng hàng hóa, dịch vụ mua trên môi trường online. Bởi đã xảy ra quá nhiều trường hợp, hàng giao đến không như mô tả thông tin, hình ảnh trên trang TMĐT, có màu sắc, chất liệu khác biệt, chất lượng hoàn thiện kém hơn.v.v…
Trong trường hợp trên, nếu người mua đã thanh toán trực tuyến trước đó, thì họ sẽ gặp phiền phức là phải mất thời gian, công sức làm thủ tục trả hàng, trên cơ sở đó bên bán mới tiếp nhận và xử lí, và sớm nhất là 1 tuần và muộn nhất là 2 tuần món tiền mới được hoàn trả lại.
Trong khi đó, nếu chọn phương thức COD, người mua nhận thấy món hàng không đạt chất lượng thì không nhận hàng và không thanh toán, tránh được tất cả các phiền phức, rắc rối kể trên.
Theo báo Lao Động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy