Chế biến thủy sản xuất khẩu. (Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN)
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế.
Thương vụ cho biết Công ty A (Việt Nam) có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu. Do vậy, tháng 5/2024, Công ty A nhận được thư chào hàng nguyên liệu thủy sản chất lượng cao với giá hấp dẫn từ khách hàng X (Pakistan) là đại diện của Công ty Y (Pakistan).
Kiểm tra thông tin của Công ty Y (Pakistan) theo địa chỉ trang web của Công ty Y (Pakistan), Công ty A (Việt Nam) đánh giá đây là một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín tại Pakistan.
Công ty A lập tức ký hợp đồng và chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền đặt cọc, khách hàng X (Pakistan) không giao hàng theo thời hạn hợp đồng, không trả lời rõ ràng các chất vấn của Công ty A (Việt Nam).
Nghi ngờ độ tin cậy của khách hàng X (Pakistan), ngày 12/06/2024 Công ty A (Việt Nam) gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ.
Nhận được đề nghị hỗ trợ của Công ty A (Việt Nam) ngay lập tức Bộ phận Thương vụ đến ngân hàng MCB Ltd. (ngân hàng nhận 5.000 USD tiền đặt cọc của Công ty A (Việt Nam) yêu cầu kiểm tra và phong tỏa tài khoản của khách hàng X (Pakistan).
Sau đó, Bộ phận Thương vụ đến trụ sở Công ty Y (Pakistan). Bất ngờ là, đại diện Công ty Y (Pakistan) thông báo khách hàng X không phải là đại diện của Công ty Y (Pakistan). Công ty Y (Pakistan) không mở tài khoản tại ngân hàng MCB LTD.
Khi Bộ phận Thương vụ đưa ra bằng chứng Công ty A (Việt Nam) đã chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc vào tài khoản mang tên Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd. thì đại diện Công ty Y (Pakistan) khẳng định đây là một hành vi lừa đảo bằng cách mở tài khoản mang tên Công ty Y (Pakistan) một cách trái phép.
Trên cơ sở thông tin của Công ty Y (Pakistan) Bộ phận Thương vụ cảnh báo Công ty A (Việt Nam) và đề nghị chấm dứt giao dịch với khách hàng X (Pakistan).
Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, Công ty A (Việt Nam) không xem xét cảnh báo, không thực hiện đề nghị của Bộ phận Thương vụ và tiếp tục giao dịch với khách hàng X (Pakistan).
Ngày 13/08/2024, Công ty A (Việt Nam) gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ về việc Công ty A (Việt Nam) đã ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan) mua 01 container cá mú (grouper) chất lượng cao (size 1000-up là chủ yếu) trị giá 81.900 USD, đã thanh toán 71.900 USD, Công ty Z (Pakistan) đã giao hàng nhưng sau đó không gửi chứng từ giao hàng và cắt đứt liên lạc.
Mặc dù ngày 14/08/2024 là ngày nghỉ lễ Quốc khánh của Pakistan nhưng vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên Bộ phận Thương vụ đã tìm cách liên hệ với đại diện Công ty Z (Pakistan) theo tố cáo của Công ty A (Việt Nam) và mời đến trụ sở Thương vụ làm việc. Kết quả là đại diện Công ty Z (Pakistan) khẳng định không nhận được số tiền 71.900 USD.
Tài khoản mang tên Công ty Z (Pakistan) mở tại ngân hàng Meezan Bank Limited (đã nhận 71.900 USD) không phải là tài khoản của Công ty Z (Pakistan).
Đại diện Công ty Z (Pakistan) khẳng định theo yêu cầu của một đối tác Pakistan, Công ty Z (Pakistan) đã giao một container cá mú chất lượng thấp (size 300/500 là chủ yếu) và đã lập hóa đơn thanh toán trị giá 41.775 USD, trong đó Công ty Z (Pakistan) đã nhận được 5.000 USD tiền đặt cọc.
Cùng đó, đại diện Công ty Z (Pakistan) cho rằng đối tác Pakistan đã mở tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited để lừa đảo. Bộ phận Thương vụ nhận định đối tác Pakistan này chính là khách hàng X (Pakistan) đã tìm cách lừa Công ty A (Việt Nam) bằng thủ đoạn mở tài khoản mạo danh Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd.
Bộ phận Thương vụ đã cảnh báo đề nghị Công ty A (Việt Nam) chấm dứt quan hệ với khách hàng X (Pakistan). Bộ phận Thương vụ yêu cầu đại diện Công ty Z (Pakistan) liên hệ ngay với ngân hàng Meezan Bank Limited để phong tỏa ngay số tiền 71.900 USD.
Tuy nhiên, số tiền này được chuyển từ ngày 31/7/2024. Nguy cơ rất cao là đối tượng lừa đảo đã rút hết số tiền này ra khỏi tài khoản.
Theo hồ sơ, có thể nhận định khách hàng X (Pakistan) đã tìm cách mở tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited, sau đó ký hợp đồng với Công ty A (Việt Nam) với tên và địa chỉ thật của Công ty Z (Pakistan), với tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited.
Sau đó khách hàng X (Pakistan) ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan), đặt cọc cho Công ty Z (Pakistan) 5.000 USD để Công ty Z (Pakistan) giao một container cá mú chất lượng thấp (size 300/500 là chủ yếu).
Đáng lưu ý, khách hàng X (Pakistan) yêu cầu Công ty Z (Pakistan) gửi bản sao B/L (thật 100 %), bản sao giấy chứng nhận chất lượng (thật 100 %), bản sao giấy chứng nhận xuất xứ (thật 100%).
Khách hàng X (Pakistan) chỉ làm việc lập hóa đơn thương mại (giả 100%), phiếu đóng gói (giả 100%) là có đủ bộ bản sao chứng từ giao hàng gửi cho Công ty A (Việt Nam) yêu cầu thanh toán.
Trước đó, sau khi ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan) khách hàng X (Pakistan) đã yêu cầu Công ty Z (Pakistan) gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thật 100%), giấy phép xuất khẩu thủy sản (thật 100%) để gửi cho Công ty A (Việt Nam) để tạo độ tin cậy.
Thời điểm trước nữa, khách hàng X (Pakistan) sau khi mở tài khoản mạo danh Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd. chắc chắn đã tìm cách ký hợp đồng với Công ty Y (Pakistan) để lừa Công ty A (Việt Nam) nhưng có lẽ vì Công ty Y (Pakistan) là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín nên khách hàng X (Pakistan) không thực hiện được âm mưu lừa đảo, dẫn đến việc không giao hàng theo thời hạn hợp đồng, không trả lời rõ ràng các chất vấn của Công ty A (Việt Nam).
Bộ phận Thương vụ đã khiếu nại và cảnh báo ngân hàng MCB Ltd. phải chịu trách nhiệm về việc để cho khách hàng mở tài khoản trái quy định thực hiện hành vi lừa đảo.
Dự kiến, Bộ phận Thương vụ sẽ tiếp tục khiếu nại và cảnh báo ngân hàng Meezan Bank Limited với nội dung tương tự và thông báo cho Ngân hàng nhà nước Pakistan kiến nghị kiểm tra, không để tình trạng khách hàng mở tài khoản trái quy định thực hiện hành vi lừa đảo.
Bộ phận Thương vụ kiến nghị đối với các số tiền nhỏ, doanh nghiệp có thể chấp nhận rủi ro 100%.
Còn với số tiền lớn như 71.900 USD, doanh nghiệp cần chấp nhận bỏ ra chi phí 1.000-2.000 USD để sang tận nơi làm việc với đối tác, kết hợp thêm khảo sát thị trường, mở rộng quan hệ, giúp giảm thiểu rủi ro, lại có cơ hội tìm thêm được nhiều mặt hàng mới, kết nối được với nhiều đối tác mới./.
Tác giả: Uyên Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy