Tiền ở ngân hàng đang chờ DN đến vay
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã chuyển khoản tiền 16.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho DN vay trả lương cho NLĐ bị ngừng việc.
Tuy nhiên, hơn một tháng nay, khoản tiền hỗ trợ nằm chờ ở ngân hàng, trong khi DN khó tiếp cận. Bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, mặc dù đã sẵn sàng vốn, ngân hàng vẫn chưa giải ngân được một món vay nào trong gói này.
Ngay khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ ngày 9/4 và Quyết định 15 ngày 24/4 của Thủ tướng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp các bên liên quan, ban hành ngay văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho DN vay trả lương người lao động.
“Thời gian qua, một số DN liên hệ ngân hàng để tìm hiểu thủ tục, tuy nhiên họ không đáp ứng được các điều kiện, đối tượng do Bộ LĐ-TB&XH tham mưu. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, COVID-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát một phần, DN cũng dần phục hồi nên gói tín dụng này vẫn chưa giải ngân được”, bà Phương cho biết.
Bà Phương khẳng định, các đối tượng đáp ứng theo điều kiện Bộ LĐ-TB&XH đưa ra sẽ được giải ngân. Các điều kiện và đối tượng được phép cho vay do Bộ LĐ-TB&XH làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành tham mưu Thủ tướng ban hành Quyết định 15.
Điều kiện để DN vay được gói 16.000 tỷ với lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ gồm: Có từ 20% hoặc từ 30 NLĐ trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên. Đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho NLĐ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6...
Thủ tục rườm rà gây khó cho DN
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, các chính sách hỗ trợ DN còn nhiều bất cập. Ví như chính sách cho vay 0% trả lương nhằm giữ lao động ở lại nhưng lại đưa tiêu chí vay vốn dựa trên tỷ lệ % lao động nghỉ việc.
Như vậy, chính sách sẽ vô tình khuyến khích DN sa thải lao động, không phù hợp với mục tiêu đặt ra. Trong khi đó, để giữ chân lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, DN chủ yếu cho NLĐ nghỉ luân phiên nhằm đảm bảo cho mọi người đều có thu nhập.
“Để nhận được hỗ trợ, DN phải xin quá nhiều loại giấy tờ xác nhận của cơ quan chức năng. Với thời gian xin giấy phép có thể kéo dài đến vài tháng, DN đã qua thời điểm khó khăn nhất. Các điều kiện không hợp lý này đã khiến DN khó tiếp cận gói hỗ trợ”, ông Cung chỉ ra.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Bảng giá chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng Hà Nội
- áo thun đồng phục
- áo phông công ty
- cách bán khoá học elearning
- Băng tải lúa gạo
- Giải pháp phần mềm CRM getfly.vn
- sản xuất gấu bông
- mẫu áo đồng phục công ty
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại HCM
- thành lập công ty nhập khẩu
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy