Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tiền gửi tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9.
Tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua) và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng (TCTD) đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 6,35% so với cuối năm 2020.
Trong đó, tổng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530 nghìn tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 7,8%.
Sau khi giảm gần 26.000 tỷ đồng trong tháng 7, tiền gửi của nhóm khách hàng này đã tăng trưởng trở lại trong tháng 8, tháng 9. Đến cuối quý III, tiền gửi của tổ chức kinh tế tại các ngân hàng đạt hơn 5,25 triệu tỷ đồng.
Ngược lại tiền gửi dân cư tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150.000 tỷ đồng, tương đương tăng 2,9%. Như vậy tiền gửi dân cư giảm 2 tháng liên tiếp (tháng 8, tháng 9). Tiền gửi của người dân trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5,291 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của người dân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nguồn tiền nhà rỗi của dân cư "chảy" ra khỏi ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng đã tăng lãi suất huy động thời gian để thu hút người gửi tiền trở lại (Ảnh: Mạnh Quân).
Lãi suất huy động duy trì ở mức thấp, trong khi chứng khoán liên tiếp có những "cơn sóng", giá vàng tăng... đã hút một lượng tiền lớn của dân cư vào những kênh đầu tư sinh lời mạnh này.
Đơn cử như với chứng khoán, 10 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại. Riêng chỉ trong tháng 10 đã hơn 129.500 tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới, tăng gần 13% so với tháng trước.
Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng đột biến đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường tăng mạnh. Phiên giao dịch ngày 19/11, lần đầu tiên trong lịch sử, nhà đầu tư chứng kiến tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường lên hơn 56.195 tỷ đồng, xấp xỉ 2,5 tỷ USD.
Dữ liệu cập nhật tính đến 30/9 cho thấy, số dư tiền gửi khách hàng tại 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính ghi nhận hơn 7,2 triệu tỷ đồng, tăng 6,48% so với đầu năm.
Tính đến cuối quý III có 6 ngân hàng giảm lượng tiền gửi khách hàng so với đầu năm. Trong đó, giảm mạnh nhất là ABBank (giảm 7,52%) còn 67,054 tỷ đồng tiền gửi khách hàng; PGBank giảm 6,73%, NCB giảm 3,64%...
Trong bối cảnh nguồn tiền nhà rỗi của dân cư "chảy" ra khỏi ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng đã tăng lãi suất huy động thời gian để thu hút người gửi tiền trở lại.
Khảo sát trên thị trường, lãi suất tiền gửi được một số ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ từ 0,1-0,3% ở kỳ hạn dưới 3 tháng và từ 12 tháng trở lên.
Trong tháng 10, một số ngân hàng như Eximbank, Sacombank cũng tăng từ 0,1-0,4% đối với các kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống và từ 12 tháng trở lên.
Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 tháng được Eximbank tăng lên 3,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng được Sacombank tăng 0,4% lên 3,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5,5%/năm và 24 tháng tăng lên 6%/năm.
Tại SHB, biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang và tiền gửi có kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ áp dụng cho các khoản dưới 2 tỷ đồng được ngân hàng điều chỉnh tăng thêm 0,4%, lên mức 6,1% đối với kỳ hạn 24 tháng.
BaoVietBank tăng 0,15% lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên mức 5,9%/năm, tăng 0,1% lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên 6,35%/năm. Ở các kỳ hạn từ 13-36 tháng, lãi suất tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ được ngân hàng này áp dụng ở mức 6,5%/năm.
Chia sẻ với Dân trí, ông Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - nhận định, hầu như các tháng cuối năm, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, người kinh doanh đều tăng lên, do đó, lãi suất ở một số ngân hàng tăng lên để phù hợp với tình hình. Đặc biệt, trong quý IV năm nay, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục khi trải qua thời gian dài giãn cách xã hội do dịch Covid-19.
Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, một số ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi là hoàn toàn hợp lý. Động thái này tránh việc người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng đổ vào bất động sản, chứng khoán. Trong trường hợp, ngân hàng có lượng tiền gửi thấp sẽ không đảm bảo hoạt động cho vay, cũng như nhu cầu khác của ngân hàng, thế nên, lãi suất tiền gửi phải tăng lên.
Tác giả: Nguyễn Hiền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy