Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng với mục đích thực hiện các giao dịch như thu, chi, chuyển tiền...với khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của doanh nghiệp.
Tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch ngay lập tức thông qua các phương tiện thanh toán như: Internet Banking, séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử…
Số tiền trong tài khoản dùng để thực hiện các giao dịch tiền tệ không sử dụng tiền mặt. Các giao dịch này bao gồm: Thanh toán hóa đơn mua hàng, hóa đơn sử dụng các dịch vụ, chuyển khoản, trong trường hợp cần thiết bạn vẫn có thể rút trực tiếp tiền mặt…
Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
Quy chế tiền gửi thanh toán
Quy chế tiền gửi thanh toán được quy định cụ thể tại Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/12/2002 về việc ban hành “Quy chế mở và sử dụng tài khoản gửi tại ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng” và Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 về việc “Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” như sau:
Cho phép mọi công dân, tổ chức hợp pháp tại Việt Nam được phép mở tài khoản thanh toán giao dịch.
Số tiền gửi trong tài khoản thanh toán thường là không kỳ hạn vì người gửi không dự trù được thời gian mình sử dụng số tiền này.
Chủ tài khoản được phép yêu cầu mở/đóng tài khoản tiền gửi thanh toán nếu pháp luật cho phép, được yêu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán tại ngân hàng, được ủy quyền và được trả lãi suất trên tài khoản theo mức lãi suất do ngân hàng quy định. Tùy theo đặc điểm của tài khoản, số dư tài khoản và phù hợp với cơ chế quản lý lãi suất của Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
Nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng là chấp nhận mở/đóng tài khoản thanh toán và thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán theo yêu cầu từ phía khách hàng, không được cho thuê, cho mượn tài khoản, và phải trả lãi tiền gửi thanh toán theo quy định.
Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng TMCP được phép sử dụng vào các mục đích cho vay ngắn hạn như: Vay ngày, vay qua đêm và tất nhiên là phải trả lãi cho người sở hữu tiền gửi thanh toán.
Những người thường xuyên giao dịch bằng tiền mặt với khối lượng lớn thì nên liên hệ ngân hàng uy tín, an toàn, tiện ích để mở tài khoản.
Tác giả: Minh Hương (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy