Theo đó, các bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2021 từ 5 nguồn.
Thứ nhất là từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị.
Thứ hai là từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).
Thứ ba là từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2020 còn dư chuyển sang (nếu có).
Thứ tư là từ 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so dự toán năm 2020.
Thứ năm là từ 50% nguồn tăng thu dự toán năm 2021 của ngân sách địa phương so dự toán năm 2020 để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2021 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.
Mức lương của cán bộ, công chức năm 2021 vẫn giữ như mức lương từ tháng 1/7/2019 theo công thức: Lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số hiện hưởng.
Khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) để tính chi tạo nguồn cải cách tiền lương, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.
Đó là thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới;...
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính xác định và giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2021 để tạo nguồn cải cách tiền lương cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định; xác định số tăng thu ngân sách trung ương trình cấp có thẩm quyền; số tăng thu nguồn ngân sách từng địa phương, làm cơ sở để thông báo cho các địa phương triển khai thực hiện.
Thủ tướng hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương không cân đối được nguồn theo chế độ quy định để thực hiện các chính sách về tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.
Các địa phương sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu tiền lương, chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành.
Ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách về tiền lương, an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017-2020 (bao gồm cả những địa phương đã cam kết đảm bảo nhu cầu cải cách tiền lương và chính sách an sinh xã hội đến hết năm 2020, nhưng dự toán năm 2021 thiếu nguồn).
Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2025, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, thì được phép trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng nguồn làm lương còn dư này để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định tại nghị quyết của Quốc hội.
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy