Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex; HoSE: AGM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều chỉ số sụt giảm dù đã tích cực tiết giảm các chi phí.
Theo đó, doanh thu thuần của công ty trong quý đạt 58 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn nên Angimex ghi nhận lỗ gộp 2,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gộp 8,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính trong quý sụt giảm mạnh từ 9,7 tỷ đồng tại quý I/2023 xuống còn 156 triệu đồng trong quý I/2024. Nguyên nhân là do công ty không còn ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán trị giá 8,9 tỷ đồng như quý I/2023.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các chi phí đều được Angimex tiết giảm tối đa trong quý này. Theo đó, chi phí tài chính giảm 47%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 39%; xuống còn 6,4 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng.
Đồng thời, chi phí hàng bán cũng sụt giảm mạnh còn 1,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn, chi phí nhân viên được Angimex cắt giảm tới 87% xuống 890 triệu đồng. Song song với đó, chi phí nhân công cũng được công ty giảm 72% còn 4,1 tỷ đồng.
Kết quả, quý I/2024, Angimex lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng, giảm lỗ so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tính đến hết quý I/2024, Angimex nâng lỗ lũy kế lên 175 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Angimex đạt 1.243 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, công ty trích lập 4,8 tỷ đồng đầu tư chứng khoán kinh doanh tại CTCP Minh Khang Group, trong khi cùng kỳ không ghi nhận.
Tính đến cuối tháng 3/2024, chỉ số hàng tồn kho của công ty ghi nhận đạt 47,8 tỷ đồng, tăng 91%, chủ yếu là nhờ tăng giá trị nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm.
Phía bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Angimex đạt 1.236 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7% so với đầu năm. Trong đó chiếm chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính với 985 tỷ đồng, đi ngang so với đầu kỳ.
Tại một diễn biến khác, Angimex mới đây có văn bản giải trình về việc khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và kiểm soát.
Angimex cho biết, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh các giao dịch gạo chất lượng cao vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tăng cường các hoạt động bán hàng trong nước, mở rộng dịch vụ phân phối đa kênh trực tiếp đến người tiêu dùng, chú trọng vào kênh siêu thị và phát triển hệ thống đại lý.
Về nghi ngờ của đơn vị kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục của nhóm công ty, Angimex cho hay đã lên kế hoạch thanh lý một số tài sản cũng như thoái vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết để bổ sung vốn lưu động.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch huy động vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn lưu động và lên phương án xử lý nợ gói trái phiếu. Dự kiến, nhóm công ty có thể hoàn trả các khoản nợ và tiếp tục hoạt động sau khi tái cơ cấu.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy