Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đánh giá đây là con số phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế, trong một báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện Nghị quyết liên quan đến chất vấn.
Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phù hợp với đóng góp và tăng trưởng của các ngành kinh tế trong GDP. Trong khi các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.
Đến cuối tháng 8, tín dụng vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản tăng gần 7,6%; ngành công nghiệp xây dựng xấp xỉ 7,4%; tín dụng thương mại dịch vụ tăng 11,34%. Một số lĩnh vực khác như nông nghiệp, nông thôn có mức tăng gần 9,3%; cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 10,54% hay công nghiệp hỗ trợ là 11,6%...
Đáng chú ý là tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng gần 15,7% so với cuối năm ngoái và chiếm 20,92% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, tín dụng cho mục đích vay tự sử dụng tăng hơn 20%; cho kinh doanh bất động sản tăng 7,35%.
Trong khi đó vốn rót vào đầu tư, kinh doanh chứng khoán lại giảm rất mạnh trên 35% và chỉ còn chiếm 0,32% tổng dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng. Tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông cũng giảm 1,72% so với cuối năm ngoái và chiếm 0,88% tổng dư nợ.
NHNN sẽ giám sát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, hạn chế cho vay các nhóm khách hàng lớn hoặc dự án bất động sản lớn. Ảnh: T.L
Thống đốc NHNN cho biết thêm đã giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động như hoàn thiện hành lang pháp lý, giám sát chặt chẽ, cảnh báo sớm về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực này.
Đồng thời, cơ quản quản lý cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng đưa nội dung thanh tra về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vào kế hoạch thanh tra pháp nhân định kỳ hàng năm.
Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các tổ chức tín dụng khi cấp vốn cho lĩnh vực bất động sản phải đi đôi với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.
"Hạn chế mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn", NHNN nhấn mạnh ưu tiên đưa vốn vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Ngoài ra, dòng chảy tín dụng còn phải tập trung vào vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực của thị trường và người dân.
Đối với hoạt động cấp tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, NHNN đã đưa nội dung này vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện các vấn đề và đưa ra khuyến nghị cụ thể góp phần hạn chế các rủi ro.
Ngoài ra, NHNN cũng đã thành lập các Đoàn thanh tra chuyên đề về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022 tại các ngân hàng thương mại cổ phần có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cao.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy