Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội Về việc thực hiện Nghị quyết số 13/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5, Quốc hội khóa XIV.
NHNN đã thống kê và đưa ra 3 nguyên nhân dẫn đến việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Trước hết, quy định pháp luật đối với thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định điều chỉnh đối với một số loại hình bất động sản mới.
Bên cạnh đó, đầu tư kinh doanh bất động sản là kênh đầu tư có kỳ vọng lợi nhuận cao nên dễ dẫn đến đầu cơ trên thị trường. Đồng thời, tình trạng mất cân đối cung cầu vẫn tồn tại ở một số phân khúc bất động sản cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong việc cấp tín dụng.
Riêng các dự án BOT và BT, việc cấp tín dụng tiềm ẩn rủi ro trong dài hạn vì đây là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian cho vay dài. Trong khi đó, năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế, tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền thu phí trong khi chính sách phí chưa thực sự ổn định và nguy cơ chuyển nợ sang nhóm nợ xấu rất lớn.
Năm 2018, tín dụng tăng 13,89% so với cuối năm 2017; năm 2019 (tính đến ngày 29/4/2019), tín dụng tăng 4,44% so với cuối năm 2018.
NHNN cho biết, đến cuối tháng 3/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 4,84% so với cuối năm 2018, chiếm 25,1% tổng dư nợ đối với nền kinh tế (năm 2018 tăng 21,4%, chiếm 24,8%).
Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 1,84%, chiếm 18% (năm 2018 tăng 15,57%); lĩnh vực xuất khẩu tăng 12,45%, chiếm 3,3% (năm 2018 giảm 1,42%, chiếm 3,01%). Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,32%, chiếm 3,13% (năm 2018 tăng 14,58%, chiếm 3,09%); doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 15,57%, chiếm 0,41% (năm 2018 giảm 2,2%, chiếm 0,36%).
Đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) ước tăng 3,29% so với cuối năm 2018, chiếm 18,08% tổng dư nợ nền kinh tế (mức tăng cùng kỳ năm 2018 là 5,72%, chiếm tỷ trọng 15,94%).
Tín dụng cho lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán ước tăng 2,64% so với cuối năm 2018, chiếm 0,39% (mức tăng cùng kỳ năm 2018 là 0,24%, chiếm tỷ trọng 0,38%). Tín dụng tiêu dùng ước tăng 3,05%, chiếm 19,66% (mức tăng cùng kỳ năm 2018 là 4,26%, chiếm tỷ trọng 17,41%); Các dự án BOT,BT giao thông ước đạt 103.573 tỷ đồng, giảm 3,43%, chiếm 1,39%.
Theo NHNN, cơ quan này đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tín dụng lành mạnh; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu cao hơn đối với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.
Linh Nhi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy