Dòng sự kiện:
Tinh gọn thủ tục quản lý ngoại hối
12/12/2018 15:33:16
Việc cho phép các NHTM nộp hồ sơ xuất nhập khẩu ngoại tệ thông qua cổng thông tin một cửa sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí...

Đồng thời thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ tài chính minh bạch thông qua cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

NHNN đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. Theo đó, nhiều điều khoản quy định tại Quyết định 21/2008 và các thông tư liên quan đến lĩnh vực ngoại hối do NHNN ban hành từ năm 2013 đến 2016 sẽ lần lượt được bãi bỏ, bổ sung và sửa đổi theo hướng tinh gọn.

Ảnh minh họa

Giới chuyên môn cũng đánh giá, điều khoản sửa đổi này sẽ tạo ra sự chủ động đáng kể cho các tổ chức kinh tế và các TCTD ủy quyền khi tổ chức kinh tế muốn mở thêm điểm thu đổi ngoại tệ. Việc cho phép các bên được thỏa thuận về điểm đặt các đại lý đổi ngoại tệ một mặt giúp các đơn vị chấp hành tốt các quy định về hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ, mặt khác đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường và hiệu quả làm ăn hợp pháp của các tổ chức kinh tế.Điểm sửa đổi đáng chú ý đầu tiên là NHNN bổ sung quy định “cho phép các tổ chức kinh tế có thể thỏa thuận với TCTD ủy quyền trong hợp đồng đại lý về việc đặt đại lý đổi ngoại tệ ở một hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở hoặc chi nhánh”. Theo NHNN Việt Nam, việc bổ sung quy định này là để phù hợp với Khoản 2 Điều 5 dự thảo Nghị định sửa đổi ĐKKD tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP theo hướng đơn giản như sau “7. Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép”.

Bên cạnh các quy định trên, Dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy chế đại lý đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN, trong đó đáng chú ý là NHNN bãi bỏ yêu cầu báo cáo tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đổi ngoại tệ; bãi bỏ yêu cầu xác nhận nghiệp vụ đối với nhân viên đổi ngoại tệ (tại điểm d và đ, Khoản 1 Điều 7, Quyết định số 21/2018) cũng sẽ tạo thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các TCTD và các tổ chức kinh tế khi hợp tác phát triển các đại lý đổi ngoại tệ.

Một điểm đáng chú ý nữa là Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định nộp hồ sơ xin cấp phép xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt. Theo quy định hiện hành (Điều 3 Thông tư 33/2013/TT-NHNN), hồ sơ phương thức nộp hồ sơ để xin cấp phép xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt là bản giấy gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho NHNN (chưa có phương thức nộp qua mạng).

Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kết nối thủ tục hành chính này với Hải quan một cửa, dự thảo Thông tư sửa đổi Điều 3 Thông tư số 33/2013/TT-NHNN theo hướng cho phép các ngân hàng được gửi hồ sơ điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua hải quan một cửa thì ngân hàng được phép nộp hồ sơ theo phương thức gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Cụ thể Dự thảo Thông tư đã sửa đổi như sau: “Ngân hàng được phép khi có nhu cầu thực hiện từng lần xuất khẩu nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt lập 1 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận xuất khẩu nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt theo từng lần gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của NHNN Việt Nam theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chỉ trong trường hợp hệ thống nhận, xử lý hồ sơ gặp lỗi kỹ thuật, thì ngân hàng được phép nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc NHNN chi nhánh TP.HCM”.

Việc cho phép các NHTM nộp hồ sơ xuất nhập khẩu ngoại tệ thông qua cổng thông tin một cửa sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí, đồng thời thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ tài chính minh bạch thông qua cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 34/2015/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. Theo đó, Dự thảo Thông tư cũng bãi bỏ yêu cầu phải báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất trong hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.

Tất cả những thay đổi này là để thực thi Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh của ngành Ngân hàng. Đồng thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020, NHNN sẽ kết nối TTHC “chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép” với Hải quan một cửa vào tháng 12/2018.

Theo Thời báo ngân hàng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến