Tin liên quan
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố báo cáo kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km1374+525 đến Km1392 và Km1405 đến Km1425, tỉnh Khánh Hòa theo hình thức hợp đồng BOT (gọi tắt là dự án BOT Ninh An do dự án chỉ có 1 trạm thu phí BOT Ninh An - PV).
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 37,7 km, tổng mức đầu tư 2.644,5 tỷ đồng và không điều chỉnh tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện.
Công tác kiểm toán được KTNN chuyên ngành IV thực hiện từ ngày 4/10/2016 đến 2/12/2016. Nội dung kiểm toán tập trung vào kiểm toán nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư thực hiện của dự án; kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT…
Trạm thu phí Ninh An (ảnh: Báo giao thông)
Qua kiểm toán cho thấy, chi phí đầu tư trước và sau kiểm toán chênh lệch giảm 23,2 tỷ đồng. Số báo cáo là 1.641,37 tỷ đồng và giá trị kiểm toán xác nhận là 1.437 tỷ đồng. Trong đó, chênh lệch chi phí xây lắp 21,1 tỷ đồng, chi phí tư vấn hơn 138 triệu đồng và chênh lệch lãi vay trong quá trình thi công 1,92 tỷ đồng.
Nguyên nhân chênh lệch do sai khối lượng 9,8 tỷ đồng, sai đơn giá 11,36 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chưa điều chỉnh lại đơn giá cấp phối bê tông nhựa theo thực tế thi công) và sai khác hơn 2 tỷ đồng do nhập lãi vào gốc theo hợp đồng tín dụng không đúng theo hợp đồng BOT.
Công tác nghiệm thu thanh quyết toán các gói thầu còn chậm. Đến thời điểm kiểm toán 30/6/2016, các gói thầu xây lắp chưa hoàn thành việc nghiệm thu thanh quyết toán, chưa thực hiện xong việc đối chiếu số liệu giải ngân nội dung cung cấp vật liệu cho các gói thầu của dự án giữa nhà cung cấp với các nhà thầu xây lắp để phục vụ cho việc thanh quyết toán hợp đồng.
Trách nhiệm thuộc về các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát và Công ty CP đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa.
Chỉ ra những tồn tại trong trình tự, thủ tục đầu tư dự án, KTNN cho biết, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường là chưa tuân thủ quy định tại Nghị định 29 năm 2011 của Chính phủ.
Việc tính toán, xác định tổng mức đầu tư còn chưa chính xác, chưa hợp lý làm tăng tổng mức đầu tư 179 tỷ đồng. Trong đó, tính trùng khối lượng đất đắp K95 là 28,1 tỷ đồng, tính sai khối lượng bê tông, ván khuôn, cốt thép giải phân cách giữa 70,2 tỷ đồng; tính sai khối lượng trụ đỡ tôn lượn sóng và tấm đầu tôn lượn sóng 1,4 tỷ đồng; tính trùng chi phí bốc dỡ 14,3 tỷ đồng; giảm chi phí dự phòng 42,2 tỷ đồng; giảm lãi vay trong thời gian thi công 22,8 tỷ đồng.
Do vậy, ảnh hưởng đến tính toán thời gian thu hồi vốn trong phương án tài chính của hợp đồng BOT (tăng thời gian thu hồi vốn của dự án lên 1 năm 11 tháng 3 ngày).
Theo phương án tài chính tạm tính ban đầu để ký hợp đồng BOT, thời gian thu hồi vốn của dự án là 21 năm 8 tháng 16 ngày (từ 1/1/2016 đến 16/9/2037). Thời gian hoàn vốn chính thức sẽ được xác định sau khi quyết toán vốn đầu tư của dự án với Bộ GTVT.
Trách nhiệm các tồn tại nêu trên thuộc về CTCP tư vấn thiết kế GTVT phía Nam – TEDI South (tư vấn lập dự án), Cty tư vấn và khảo sát thiết kế - Bộ Quốc phòng (tư vấn thẩm tra), Ban QLDA 7 (cơ quan quản lý dự án), Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công ty – Bộ GTVT (cơ quan thẩm định), Bộ GTVT (cơ quan phê duyệt dự án).
Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, theo đánh giá của KTNN vẫn còn một số tồn tại, một số sai sót về định mức, đơn giá, khối lượng, làm tăng giá trị dự toán tại các gói thầu hơn 14,3 tỷ đồng. Trong đó, sai khối lượng hơn 5,1 tỷ đồng, sai đơn giá 7,7 tỷ đồng; sai định mức 1,5 tỷ đồng…
Trách nhiệm liên quan đến các tồn tại trên thuộc về đơn vị thiết kế (Liên danh Công ty TNHH MTV tư vấn và khảo sát thiết kế xây dựng – tư vấn Trường Sơn và Công ty CP Tư vấn Xây dựng A2Z), đơn vị thẩm tra thiết kế (Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam TEDI South), đơn vị thẩm tra dự toán (Công ty CP giao thông công chính, Viện kinh tế - Bộ Xây dựng); Công ty CP Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa phê duyệt.
Từ 20/1/2016 đến 30/6/2016, doanh thu thu phí trạm Ninh An là 111,67 tỷ đồng (đã chiết giảm vé tháng gần 500 triệu đồng do tháng 1/2016, vé tháng chỉ tính cho 10 ngày). Tính bình quân cho 1 ngày là 685 triệu đồng. Từ 1/10/2016 đến 31/10/2016 doanh thu thu phí Trạm Ninh An 19,2 tỷ đồng, bình quân 618,4 triệu đồng/ngày. Từ 4/11/2016 đến 10/11/2016 là 3,9 tỷ đồng, bình quân 557,7 triệu đồng/ngày. |
Nên đọc
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy