Theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp về kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương trong giai đoạn 2017-2019, hiện đã hoàn thành khoảng 75,36%.
Tuy nhiên, những vướng mắc mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng tổng thầu (EPC), quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.
Hiện tại, có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi (trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế); 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án dừng hoạt động đã vận hành trở lại; 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình.
Ủy ban cho biết trong 12 dự án có năm dự án đang tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) gồm: Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, dự án cải tạo - mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, dự án xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Những vướng mắc này tập trung vào các vấn đề như: Chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị so với hợp đồng đã ký, lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng.
Chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của hợp đồng. Tranh chấp quyết toán chi phí chạy thử; giá trị quyết toán thực tế không phù hợp với hợp đồng; yêu cầu bồi thường chi phí dịch vụ kỹ thuật kéo dài, chi phí bảo dưỡng khắc phục hư hỏng thiết bị…
Theo Ủy ban, dù các chủ đầu tư đã tích cực đàm phán nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Trước tình thế này, các doanh nghiệp đã áp dụng hai phương án xử lý. Một là đưa ra trọng tài hoặc tòa án để phân xử.
Tuy nhiên, với giải pháp đưa ra phân xử thông qua trọng tài hoặc tòa án, các doanh nghiệp đã thuê tư vấn pháp lý, sau khi nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đã khuyến cáo việc khởi kiện để xử lý tranh chấp hợp đồng sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn. Thậm chí chi phí này còn cao hơn tổng số tiền đang tranh chấp trong hợp đồng.
Hai là, chủ đầu tư tự quyết toán theo quy định tại Thông tư 64/2018 của Bộ Tài chính đối với trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định hoặc không thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán.
Thế nhưng, phương án này do còn tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán. Do đó, để xử lý được tồn tại này, ủy ban đề nghị Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán dự án phù hợp hơn với tình hình thực tế của các dự án hiện nay.
Ngoài ra, dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành. Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Quan điểm chung trong việc xử lý 12 dự án nêu trên, Uỷ ban Quản lý vốn nhất quán xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Đồng thời, kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.
Về nhiệm vụ cụ thể, đại diện Uỷ ban Quản lý vốn cho biết, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty có dự án, doanh nghiệp nằm trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả chịu trách nhiệm chính, căn cứ thẩm quyền và quy định của pháp luật để chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng hướng dẫn về mặt pháp lý đối với các đề xuất, giải pháp đề ra nhằm giải quyết vưóng mắc đối với 12 dự án, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật; phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xác định rõ những nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.
Với xử lý vướng mắc về tranh chấp hợp đồng EPC, Uỷ ban Quản lý vốn cho biết, các tập đoàn, tổng công ty cần chủ động sử dụng tư vấn luật để hệ thống lại toàn bộ hợp đồng EPC đối với từng dự án, rà soát kỹ nội dung còn tranh chấp, vướng mắc; đánh giá các khả năng (hòa giải, xử lý khởi kiện hoặc chấm dứt hợp đồng) để lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tối ưu. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thanh, quyết toán hợp đồng EPC đối với các nội dung thuộc lĩnh vực.
Đối với các khó khăn về tài chính, tín dụng như chịu lãi suất cao, chi phí tài chính lên đến 30%... các doanh nghiệp chủ yếu đề xuất hướng giải quyết tập trung vào 3 giải pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ; giãn khấu hao; giảm lãi suất.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, theo Luật Các tổ chức tín dụng quy định, các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ động hoạt động kinh doanh, xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn, lãi suất huy động và khả năng tài chính của từng ngân hàng thương mại. Với việc khoanh nợ, theo quy định hiện hành các doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan mới được xem xét khoanh nợ.
12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả bao gồm: Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam; Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất; Nhà máy đạm Ninh Bình; Dự án đạm Hà Bắc; Dự án đạm DAP Lào Cai; Dự án DAP Hải Phòng; Dự án Ethanol Bình Phước; Dự án Ethanol Phú Thọ; Dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất; Dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án: 43.673,63 tỷ đồng sau điều chỉnh tăng 45,65% lên mức 63.610,96 tỷ đồng: vốn chủ sở hữu là 14.350,04 tỷ đồng (chiếm 22,56%), vốn vay là 47.451,24 tỷ đồng (chiếm 74,6%) còn lại 2,84% là từ các nguồn khác. |
Linh Nhi (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Tham khảo ngay báo giá sofa gỗ óc chó chất lượng tại Ibiz Việt Nam
- Căn hộ glory heights
- Dự án Caraworld Cam Ranh Hotline: 0925119666
- Cam Ranh – Thủ phủ du lịch
- Dự án Masteri Grand View Masterise Homes
- Căn hộ Imperia Global Gate Cổ Loa
- Mở bán Imperia Signature Cổ Loa
- dát vàng
- Van bướm khí nén DN600
- Phú Khang chuyên cung cấp Quạt Ly Tâm
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy