Tòa nhà văn phòng Viện khí tượng Thủy văn, tại số 3 Pháo Đài Láng, quận Đống Đa (Hà Nội), được xây dựng trên diện tích 1.600 m2. Theo thiết kế, dự án cao 15 tầng và là nơi làm việc chính của toàn ngành khí tượng thủy văn.
Hiện, công trình đã hoàn thiện xong phần khung. Tuy nhiên, thời gian qua, phần hầm của tòa nhà “bỗng nhiên” xuất hiện những mảng thấm lớn, bê tông phần đáy bị tách lớp, khiến tiến độ công trình bị ngừng trệ một phần do phải dừng thi công.
Theo tìm hiểu của PV được biết, để xảy ra tình trạng trên, lỗi thuộc về đơn vị thi công tầng hầm là Công ty cổ phần Xây dựng Hải Phòng làm ẩu.
Công trình đang bị thấm nước, nứt
Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông tầng hầm, đơn vị thi công đã gặp phải mưa lớn làm ngập toàn bộ hệ thống 2 tầng hầm. Tuy nhiên, đơn vị này không những không khẩn trương hút nước khắc phục mà để mặc tình trạng trên trong thời gian dài, cho đến khi cần hoàn thiện tòa nhà, mới bắt đầu bơm nước ra và phát hiện vết thấm, nứt.
Trao đổi với PV, ông La Khắc Dũng, Trưởng Ban quản lí Các dự án khí tượng Thủy văn khẳng định: Việc Công ty cổ phần Xây dựng Hải Phòng thi công xuất hiện những vết thấm, nứt ở tầng hầm tòa nhà là thật. Ngay sau khi nắm bắt sự việc, chúng tôi đã yêu cầu xử lí nhưng họ lại gọi một số “thợ vườn” xuống làm qua loa, mất liền mấy tháng trời nhưng công trình vẫn không đảm bảo chất lượng, thậm chí phải đập bỏ.
Nhiều hạng mục toà nhà đang phải sửa chữa
Qua đó, chúng tôi đã không cho đơn vị này tiếp tục sửa chữa mà đề nghị chủ đầu tư thuê một đơn vị tin tưởng trực thuộc Bộ Xây dựng là Viện Công nghệ khoa học xây dựng. Ngay sau kí hợp đồng, đơn vị này đã tiến hành khoan tất cả các mũi khoan xung quanh, ép mác bê tông và cả phần đang bị tách lớp dày khoảng 40 cm đều đạt. Dự kiến, trong vòng 1,5 tháng (từ ngày 22/6), mọi vấn đề tại phần hầm của tòa nhà sẽ được xử lí xong.
Khi PV đặt câu hỏi về có hay không hiện tượng “rút ruột công trình”, ông Dũng khẳng định: chắc chắn là không dại gì mà người ta thi công thiếu thép, tòa nhà gần 400 tỷ đồng chứ ít đâu, nên chắc chắn tôi nghĩ họ không dám làm.
Nói về vấn đề công trình cấp 1, tuy nhiên chủ đầu tư không báo cáo Bộ Xây dựng khi xảy ra sự cố, ông Dũng lý giải: chỉ báo cáo lên Bộ khi nào xảy ra sự cố, mà định nghĩa xây dựng công trình, thứ nhất là sập đổ, thứ 2 là có nguy cơ sắp sập đổ. Như vậy, định nghĩ theo Luật Xây dựng thì đây chưa đến mức sự cố đấy mà đánh giá là khiếm khuyết của đơn vị thi công, xử lý theo Nghị định 46 của Chính phủ, xem xét quy kết trách nhiệm đơn vị làm sai phải tự xử lý.
Toà nhà gần 400 tỷ đã xuất hiện những vết nứt
Nói về trách nhiệm chủ đầu tư, ông Dũng cho hay, do mới về tiếp quản chưa được 1 năm nên phần trách nhiệm này thuộc về ban cũ là ban kiêm nghiệm gồm 1 số người trong Trung tâm khí tượng Thủy văn.
“Ban giám sát khi đó đã cử một số đồng chí nhưng do chuyên môn không sâu. Sau đó, đã thay toàn bộ bộ phận này, nhưng có ai bị kiểm điểm hay không sau sự việc trên thì tôi cũng chưa hỏi việc ấy”, ông Dũng cho biết.
Nên đọc
Theo Kinh doanh & Pháp luật
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy