Trên thương trường, không khó để bắt gặp những cuộc chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế cận tại các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những mối quan tâm lớn với các nhà đầu tư bởi bài toán chuyển giao quyền lực có thể sẽ ảnh hưởng đến cả một cơ đồ của doanh nghiệp.
Trong khi trên thế giới, các cuộc chuyển giao quyền lực đã đi tới đời thứ 3-4 thì tại Việt Nam, câu chuyện kế nghiệp mới chỉ bước sang đời thứ 2, là con cái của những nhà sáng lập.
"Công chúa" mía đường thay mẹ nắm quyền
Thời gian qua, các cuộc chuyển giao quyền lực đã diễn ra tại các tập đoàn gia đình có tầm ảnh hưởng như Novagroup, ACB, Minh Long... và gần đây nhất được là tại Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS; HoSE: SBT).
Theo đó, từ giữa tháng 7/2024, bà Đặng Huỳnh Ức My sẽ chính thức thay mẹ là bà Huỳnh Bích Ngọc làm Chủ tịch HĐQT TTC AgriS, công ty mía đường lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 46% thị phần.
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Tân Chủ tịch HĐQT TTC AgriS.
Sự "đổi ngôi" tại TTC AgriS diễn ra sau khi bà Huỳnh Bích Ngọc kết thúc nhiệm kỳ 5 năm làm thành viên HĐQT công ty kể từ ngày 13/7. Về mặt sở hữu, bà Đặng Huỳnh Ức My hiện nắm giữ gần 145 triệu cổ phần SBT, tương đương 19,02% vốn điều lệ TTC AgriS.
Bà My là con gái của bà Ngọc và ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công và là cựu sáng lập Sacombank. Trong khi bà Ngọc được mệnh danh là "nữ hoàng" mía đường thì bà My cũng được ví với danh xưng "công chúa" mía đường.
Trước đó vào năm 2006, bà My đã nắm giữ chức vụ Phó Giám đốc điều hành, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty Cổ phần Thành Thành Công. 3 năm sau, bà My trở thành nữ Tổng Giám đốc trẻ tuổi nhất của Tập đoàn Thành Thành Công.
Giai đoạn năm 2012 – 2015, bà My đã bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công – Tây Ninh. Tháng 10/2019, bà được bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT TTC AgriS. Ngoài ra, bà My còn là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu bến tre (Betrimex).
Cơ ngơi "khủng" TTC AgriS
Có thể thấy, bà Đặng Huỳnh Ức My từ lâu đã sát cánh với công việc kinh doanh của gia đình, đóng góp một phần công sức lớn trong việc xây dựng "đế chế" mía đường TTC AgriS. Hiện TTC AgriS đã sở hữu tới 7 vùng nguyên liệu chính trải dài trên 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Australia với tổng diện tích vùng nguyên liệu gần 68.000 ha.
Sơ qua về tình hình kinh doanh của công ty, từ niên độ 2017-2018 đến 2018-2019, TTC AgriS ghi nhận tín hiệu không mấy khả quan khi doanh thu tăng nhưng lợi nhuận rơi từ 545 tỷ đồng xuống còn 259 tỷ đồng, tương dương giảm 52%. Nguyên nhân được công ty đưa ra là do thị trường đang ở chu kỳ đi xuống với nhiều sức ép từ lượng dư thừa của vụ trước dẫn đến giá đường trên thế giới giảm mạnh.
Hiện TTC AgriS đã sở hữu tới 7 vùng nguyên liệu chính trải dài trên 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Australia với tổng diện tích vùng nguyên liệu gần 68.000 ha.
Bước sang năm tài chính 2019-2020, doanh nghiệp đầu ngành mía đường Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhẹ khi doanh thu đạt 12.888 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 362 tỷ đồng; tăng lần lượt 18% và 39%.
Bắt đầu ghi nhận tín hiệu sụt giảm, cộng thêm sự đồng thành của bà Đặng Huỳnh Ức My từ tháng 10/2019, tình hình kinh doanh của TTC AgriS trong 2 năm tài chính 2010-2021 và 2021-2022 ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan bất chấp những khó khăn đến từ dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, niên độ 2020-2021, doanh thu thuần của TTC AgriS đạt 14.925 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ với mức tiêu thụ 1,16 triệu tấn đường tăng 10% - đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp công ty ghi nhận sản lượng tiêu thụ đạt trên 1 triệu tấn.
Nhờ đó mà lợi nhuận sau thuế của TTC AgriS đạt 650 tỷ đồng tăng 79% so với niên độ trước.
Đang đà tăng trưởng, niên độ 2021 - 2022 TTC AgriS ghi nhận doanh thu thuần là 18.319 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 873 tỷ đồng, tăng lần lượt là 23% và 34% so với cùng kỳ. Khoản lãi trên đã giúp TTC AgriS chạm mốc kỷ lục lợi nhuận trong lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp.
Vừa qua, TTC AgriS ước tính kết quả kinh doanh sơ bộ niên độ tài chính 2023-2024 (tính từ 1/7/2023 – 30/6/2024) đạt 28.500 tỷ đồng. Đây là con số doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Diễn biến thị giá cổ phiếu SBT.
Lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức 875 tỷ đồng, vượt 3% so với kế hoạch 850 tỷ đồng đã giao. Con số này cao hơn 22% so với niên độ trước, cũng là mùa vụ có lợi nhuận cao thứ 2 từ khi bà My nắm quyền tại công ty.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy