Tin liên quan
“Chỉ riêng việc học hằng ngày thôi cũng đủ khiến tôi thấy mình không phải học vì niềm vui, học vì tương lai, học để có kiến thức sau này đi làm.
Đúng hơn là tôi đang học để được là “ông nọ bà kia” như kỳ vọng của ba mẹ, học để có tấm bằng...
Những lời kêu ca của tôi với ba mẹ chẳng ích gì.
Mẹ luôn bảo: “Phải gắng mà học con ạ, rồi mai mốt vào được đại học, có tấm bằng mới lập thân được. Sở dĩ con phải học nhiều vì con không thể không chạy theo guồng quay của xã hội. Con không học nghĩa là con thua cuộc”.
Tư tưởng ấy, những lời nói ấy của mẹ đã ăn sâu bám rễ vào đầu tôi từ thuở tôi còn học lớp 5.
Tranh: NOP
Đến bây giờ đã là cậu học trò lớp 12 rồi, tôi vẫn nhớ như in những lời dạy của mẹ, những định hướng của ba và cả những đổi thay không ngừng nghỉ của ngành giáo dục.
Tôi nhìn các lớp anh chị đi trước học và thi, đối mặt với những đổi mới sao cho phù hợp nhất mà ngán ngẩm.
Đến giờ, tôi thấy mình đang là người nối tiếp những âu lo chồng chất bởi những phương thức học, cách thức thi...
Nếu nói chúng tôi không được định hướng giáo dục là chưa chính xác, quan trọng chính là ở chỗ định hướng đó có đúng hay không?
Tôi thấy hoang mang trước con số gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong quý 2.
Nghĩ lại mình, nay mai có thể tôi sẽ vào được một trường đại học nào đó, có khi nào tôi sẽ lại đi vào vết xe đổ của họ? Có khi nào tôi sẽ lại là một trong số hàng trăm nghìn người thất nghiệp kia?
Chỉ riêng việc học hằng ngày thôi cũng đủ khiến tôi thấy mình không phải học vì niềm vui, học vì tương lai, học để có kiến thức sau này đi làm.
Đúng hơn là tôi đang học để được là “ông nọ bà kia” như kỳ vọng của ba mẹ, học để có tấm bằng…
Tôi cũng có nhiều người bạn đi du học ở nước ngoài. Nghe những chia sẻ của họ, tôi thấy chương trình học phổ thông của mình quá nặng.
Các bạn ấy đâu phải lo đi học thêm như tôi? Chương trình học của các bạn mang tính ứng dụng cao.
Đặc biệt, họ có những hoạt động ngoại khóa vui vẻ, chứ không phải cặm cụi bên cái bàn học ngay cả dịp lễ tết như tôi và bao nhiêu bạn trẻ khác, kể cả những bé mới chập chững bước chân vào lớp 1. Tại sao?
Tại sao tôi phải bỏ quá nhiều công sức cho việc học khi mà kết quả lại không cao?
Tại sao tôi thích học các môn xã hội nhưng ngày ngày vẫn phải học những môn tự nhiên, theo đuổi các môn tự nhiên bởi sau này dễ xin việc hơn?
Tại sao tôi không thể vượt qua được những rào cản giáo dục mà ở đó tôi phải học trở thành một người toàn diện?
Tại sao tôi phải cất giấu những thế mạnh của mình, bỏ rơi những sở thích của mình để vào vai một cậu học trò giỏi nhưng chưa chắc có thể thành công trong tương lai?
Những buổi học của tôi đến rồi đi, đơn điệu và tẻ nhạt. Những buổi học thêm mà tôi không thể chối từ. Những điểm số tôi đem về cho ba mẹ chứ không phải cho mình.
Có lúc tôi ước ao được sống đúng với chính mình. Nhưng mỗi khi tôi kêu, mẹ lại lấn át đi, mẹ nói rằng: “Tuổi của con không học thì làm được gì cho đời?”.
Học theo kiểu may rủi, hên xui Tôi cũng như bao bạn trẻ khác luôn khắc khoải, âu lo về tương lai. Tôi ao ước không phải học một cách bị động và không phải chịu cảnh thi luôn âu lo. Làm sao để chúng tôi không cảm thấy mình đang bị thử nghiệm quá nhiều trong chuyện học, chuyện thi khi mà hình thức năm sau luôn khác với năm trước? Theo dõi những thay đổi của ngành giáo dục, tôi luôn trong tâm trạng thấp thỏm như người chơi chứng khoán. Tại sao từ khi còn tấm bé chúng tôi luôn bị đặt trong “sự đã rồi”, học nhưng lại mù mờ về tương lai? Và sự thay đổi quy chế thi, hình thức thi cử đến bao giờ mới dừng lại? Tôi cảm thấy mình đang học theo kiểu may rủi, hên xui. Bởi có lúc tôi mất phương hướng, có lúc tôi đặt câu hỏi: “Tôi đang học vì cái gì?”. Nhưng lúc này tôi không thể trả lời được câu hỏi ấy. Ai có thể trả lời giúp tôi? |
Nên đọc
Theo Tuổi trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy