Ngày 15/11, Công an tỉnh Thái Bình cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng (60 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội) về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Ông Nhưỡng bị khởi tố theo Khoản 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Nhà chức trách cáo buộc ông này có liên quan tới vụ án của Phạm Minh Cường (37 tuổi, thường gọi là Cường "Quắt").
Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa) cho biết, cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ông Lưu Bình Nhưỡng (Ảnh: Tạp chí Tổ chức Nhà nước).
Theo luật sư, một cá nhân để thỏa mãn dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản phải đáp ứng 4 yếu tố cấu thành tội phạm như mặt chủ thể, khách thể, chủ quan và khách quan.
"Đối với dấu hiệu về mặt khách quan thì người thực hiện hành vi phạm tội phải tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi mà giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, mục đích của người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chính là "nhằm chiếm đoạt tài sản"", luật sư Giáp nói.
Cũng theo Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa, tội Cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức nên không nhất thiết hậu quả đã thực hiện chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Mức hình phạt cao nhất đối với tội danh Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự là phạt tù từ 12 đến 20 năm, với giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Tác giả: Hải Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy