Theo thông báo, DATC sẽ tiến hành bán hơn 3.6 triệu cổ phần của Tôn Vikor với giá khởi điểm là 2,640 đồng/cp vào ngày 30/12 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo đó, đơn vị này dự kiến thu về tối thiểu gần 10 tỷ đồng. Đối tượng tham gia đấu giá lần này gồm các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định.
Hậu thời kỳ Vinashin, Tôn Vikor kinh doanh bết bát
Tôn Vikor được thành lập tháng 1/1993, tiền thân là Công ty Tôn Vinashin thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC). Công ty thực hiện cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 2/2015 với vốn điều lệ 80 tỷ đồng và hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ màu, tôn mạ kẽm.
Bản công bố thông tin của Tôn Vikor vẽ lên bức tranh kinh doanh ảm đạm của doanh nghiệp này khi hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây đều thua lỗ.
Cụ thể, trong giai đoạn từ 26/2/2015 - 31/12/2015, Tôn Vikor lỗ gần 18,5 tỷ đồng. Sang năm 2016, doanh nghiệp này lỗ tiếp 2,3 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2017 lỗ thêm 4 tỷ đồng. Kết quả này nâng tổng số lỗ lũy kế của Tôn Vikor đến thời điểm cuối quý I/2017 là gần 25 tỷ đồng và làm cho vốn chủ sở hữu chỉ còn là 55 tỷ đồng.
Cùng với bức tranh kinh doanh ảm đạm, bức tranh tài chính của Tôn Vikor cũng không mấy sáng sủa. Tính đến thời điểm 31/3/2017, tổng nợ phải trả của Công ty là 99,3 tỷ đồng, tăng 9,7% so với thời điểm đầu năm và chiếm tới 64% tổng tài sản. Trong tổng nợ phải trả, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tổng vay và nợ thuê tài chính 76,5 tỷ đồng (trong đó, ngắn hạn là 23,1 tỷ đồng và dài hạn là 54,7 tỷ đồng), không đổi so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, Tôn Vikor có khoản nợ ngắn hạn với các cá nhân là 23,1 tỷ đồng. Còn về các khoản nợ dài hạn, doanh nghiệp này đang nợ DATC 14,7 tỷ đồng và nợ SBIC 40 tỷ đồng.
Mặc dù trong Báo cáo tài chính quý I/2017, khoản nợ 54,7 tỷ đồng được ghi nhận là nợ dài hạn, nhưng trong bản công bố thông tin thì đây là các khoản nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán. Như vậy, nếu các khoản nợ dài hạn trên đã đến hạn phải trả thì sẽ được ghi nhận là nợ ngắn hạn và làm cho tổng vay nợ ngắn hạn của Tôn Vikor lên đến 76,5 tỷ đồng.
Với hoạt động kinh doanh trong các năm tới không mấy khả quan do công nghệ dây chuyền sản xuất cũ, cùng với áp lực từ các khoản nợ ngắn hạn, tính hấp dẫn của thương vụ đấu giá này dự báo sẽ giảm đi đáng kể.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy