Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Vorachith và lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ đặc biệt, có một không hai đó, bắt nguồn từ sự gần gũi về địa lý, sự sẻ chia về lịch sử đấu tranh chống kẻ thù chung, đồng thời là sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay.
Quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng gắn bó, tin cậy và phát triển; có sự đồng thuận cao trên các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước và việc giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế; tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì đoàn kết, đồng thuận của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực…
Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao với các chuyến thăm gần đây như: chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Volachith (tháng 4/2016) và chuyến thăm chính thức Lào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11/2016)... Các cơ chế hợp tác giữa hai nước ngày càng được đổi mới theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.
Đặc biệt, Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào (ngày 8/2/2017), Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào (ngày 5/2,2018) và Kỳ họp lần thứ 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào (ngày 6/1/2019) đã thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong việc đẩy mạnh và tạo không khí mới trong quan hệ hai nước.
Việt Nam và Campuchia duy trì thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau của Lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân hai nước. Nhờ đó, đã góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực. Gần đây nhất là chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Campuchia, cũng là hoạt động đối ngoại quan trọng chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia (tháng 4/2017); chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước Campuchia (tháng 7/2017); Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin thăm chính thức Việt Nam (tháng 6/2017); Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Việt Nam (tháng 12/2016) và thăm lại “con đường cách mạng cứu nước” tại Bình Phước và Bình Dương (tháng 6/2017)…
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Campuchia phát triển nhanh. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình khoảng 30-40%/năm, đã đạt 3,8 tỷ USD vào năm 2017. Trong 11 tháng năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt xấp xỉ 4,3 tỷ USD. Hai bên phấn đấu sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD trong những năm tới. Hiện nay Việt Nam có 210 dự án đăng ký đầu tư sang Campuchia với tổng vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài là 3 tỷ USD. Campuchia luôn nằm trong top 3 thị trường lớn nhất thu hút đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy