Nhân viên ngành đường sắt không có việc làm nên đời sống hết sức khó khăn. Ảnh: Vũ Điệp.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 404/QĐ – UBQLV phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Theo đó, năm 2021, Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải đạt doanh thu 1.600 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là âm 700 tỷ đồng; nộp ngân sách 150 tỷ đồng.
Doanh thu này đã được loại trừ các yếu tố khách quan, bao gồm: ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; ảnh hưởng của chất lượng, năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt và việc triển khai thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt tuyến Hà Nội – Tp.HCM; ảnh hưởng của các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đường sắt.
Cũng trong năm 2021, Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với số lao động bình quân 6.984 người (không bao gồm người quản lý) được yêu cầu không đầu tư quá 20 tỷ đồng.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các đơn vị thành viên có kết quả kinh doanh lỗ, các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn tài chính; xây dựng, đề xuất giải pháp tái cơ cấu các đơn vị không đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Đại diện chủ sở hữu yêu cầu HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bố trí vốn chuẩn bị đầu tư đối với dự án đầu tư đầu máy trong năm 2021.
Vào năm 2020, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt doanh thu khoảng 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là âm 168,4 tỷ đồng; không có nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn tối đa không quá 77 tỷ đồng; nộp ngân sách 220 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải ghi nhận khoản thua lỗ kỷ lục lên tới 1.300 tỷ đồng, tương đương với 42,2% vốn điều lệ.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các đợt dịch Covid-19 bùng phát đều rơi vào các thời gian vận tải cao điểm như Tết Nguyên đán, nghỉ lễ 30/4 - 1/5 càng làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Doanh thu vận tải 6 tháng đầu năm 2021 toàn Tổng công ty chỉ đạt 77,8% cùng kỳ năm 2020 và giảm sâu chỉ bằng 54,4% so với năm 2019 khi chưa có Covid-19.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Công ty mẹ lỗ 180 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội lỗ 130 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn lỗ 150 tỷ đồng.
Tình hình càng trở lên đặc biệt khó khăn khi trong quý III/2021, vận tải hành khách toàn Tổng công ty gần như tê liệt khi hầu hết các địa phương lớn trong cả nước vẫn đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tác giả: Anh Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy