Tổng công ty Sông Đà lên kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2023-2028 với nhiều điểm đáng chú ý về lộ trình thoái vốn đơn vị thành viên, kế hoạch đầu tư thêm vốn vào đơn vị thành viên đang kinh doanh hiệu quả.
Trong đó, về định hướng kinh doanh, trước mắt Tổng công ty Sông Đà sẽ tập trung vào 2 lĩnh vực chính gồm thi công xây lắp; và sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm.
Ngoài ra, Tổng công ty Sông Đà sẽ thực hiện phương án tái cơ cấu các đơn vị không hiệu quả bao gồm:
Đầu tiên, Tổng công ty Sông Đà lên danh sách tiếp tục nắm giữ phần vốn góp tại 10 đơn vị thành viên gồm CTCP Thuỷ điện Cần Đơn, CTCP ĐT&PT Điện Sê San 3A, CTCP Thuỷ điện Nậm Chiến, CTCP Điện Việt Lào, Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà, CTCP Sông Đà 3, CTCP Sông Đà 5, CTCP Sông Đà 9, CTCP Sông Đà 10 và CTCP Tư vấn Sông Đà.
Thứ hai, Tổng công ty Sông Đà lên danh sách thoái toàn bộ vốn tại 23 đơn vị gồm CTCP Sông Đà 2, CTCP Sông Đà 4, CTCP Sông Đà 6, CTCP Sông Đà 11, CTCP Sông Đà12, CTCP Cơ khí lắp máy Sông Đà, CTCP PCCC & ĐTXD Sông Đà, CTCP Phát triển Nhà Khánh Hoà, CTCP XD&PT đô thị Sông Đà, Công ty TNHh Tư vấn XD Sông Đà – Ucrin, CTCP Xây dựng và Năng lượng VCP, CTCP Công nghiệp Cao su Coecco, CTCP Cao su Phú Riềng – Kratie, CTCP Thuỷ điện Sơn Trà – Sông Đà, CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Sông Đà, CTCP Kỹ thuật điện Sông Đà, CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sông Đà Sao, CTCP Sông Đà Đất Vàng, CTCP Sông Đà Nha Trang, CTCP Thuỷ điện ĐăkĐrinh, CTCP Thuỷ điện Hồ Bốn, CTCP ĐT&PT Dung Quất và Tập đoàn Hà Thành.
Trong đó, đáng chú ý dù nằm trong danh sách thoái vốn nhưng CTCP Sông Đà 4 và CTCP Sông Đà 6 vẫn sẽ được phân tích, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và nếu có tình hình kinh doanh ổn định, phát triển và hiệu quả thì Tổng công ty Sông Đà có thể xem xét đưa ra khỏi danh sách thoái vốn.
Lý giải về việc thoái vốn các đơn vị thành viên, Tổng công ty Sông Đà cho biết thoái vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, các đơn vị không phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty và các đơn vị nhỏ, sức cạnh tranh kém để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu lại các khoản nợ, làm mạnh hoá các chỉ số tài chính.
Thứ ba, Tổng công ty Sông Đà sẽ thực hiện giải thể Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2.
Thứ tư, về kế hoạch đầu tư dự án, Tổng công ty Sông Đà dự kiến nghiên cứu, đầu tư dự án xây dựng Toà nhà văn phòng, thương mại tại khu đất G10 – Thanh Xuân; tiếp tục nghiên cứu, đầu tư một số dự án nguồn điện có quy mô phù hợp và hiệu quả; và nghiên cứu, đầu tư một số dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, khu công nghiệp và các dự án khác có hiệu quả.
Được biết, Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 1/6/1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình thuỷ điện đầu tiên tại Việt Nam.
Trong đó, lịch sử Tổng công ty Sông Đà gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước như nhà máy Thuỷ điện Thác Bà với công suất 110 MW, Dự án Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình với quy mô 1.920 MW, dự án Trị An với quy mô 400 MW, dự án Vĩnh Sơn với quy mô 66 MW …; nhóm dự án hạ tầng như đường dây 500KV Bắc – Nam, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân …
Về cơ cấu cổ đông, tại thời điểm công bố gần nhất cuối năm 2023, Tổng công ty Sông Đà có một cổ đông lớn duy nhất là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sở hữu 99,79% vốn điều lệ; và còn lại 0,21% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Thêm nữa, về mạng lưới đơn vị thành viên của Công ty, tại thời điểm 30/6/2024, Tổng công ty Sông Đà đang có 3.220 nhân viên, quản lý 19 công ty con và 10 Công ty liên doanh, liên kết.
Trong đó, một điểm nhà đầu tư đánh giá không cao về Tổng công ty Sông Đà là mặc dù sở hữu tổng tài sản lên tới 22.771,8 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2024 nhưng hiệu quả sử dụng tài sản không cao. Trong đó, riêng trong năm 2023, hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) chỉ ghi nhận 1,86% so với trung bình ngành là 2,24%; và với việc lợi nhuận nửa đầu năm 2024 giảm tới 42,1% so với cùng kỳ, về 176,84 tỷ đồng, dự kiến hiệu quả sử dụng ROA có thể tiếp tục thấp hơn so với ngành như trong năm 2023.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy