Tổng thống Donald Trump (trái) và Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: AFP)
Phát biểu với các phóng viên khi chuẩn bị rời Nhà Trắng để tới tham dự một sự kiện của Cục Điều tra Liên bang (FBI) ngày 15/12, Tổng thống Donald Trump cho biết cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Putin trước đó một ngày diễn ra “rất tuyệt vời”.
“Tổng thống Nga đã nói những điều tốt đẹp về những gì tôi đã làm cho đất nước trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, nội dung chính trong cuộc trao đổi của chúng tôi là về Triều Tiên, vì chúng tôi muốn có sự giúp đỡ của ông ấy (Tổng thống Putin) trong vấn đề này”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga.
Theo ông Trump, Trung Quốc đang giúp đỡ Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, “nhưng Nga thì không”, do vậy Washington muốn có thêm sự giúp đỡ từ phía Moscow. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định sự giúp đỡ của Nga “là rất quan trọng”.
Khi được hỏi về việc liệu ông có ủng hộ một cuộc đàm phán vô điều kiện với Triều Tiên hay không, Tổng thống Trump từ chối đưa ra câu trả lời trực tiếp.
“Chúng tôi sẽ xem xét mọi việc xảy ra với Triều Tiên. Chúng tôi nhận được nhiều sự ủng hộ. Có nhiều quốc gia đồng tình với chúng tôi, gần như tất cả đều đồng tình”, ông Trump nói.
Phát biểu của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hồi đầu tuần tuyên bố sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán vô điều kiện với Triều Tiên và đây được xem là sự chuyển biến trong chính sách của Washington. Tuy nhiên, Nhà Trắng sau đó đã phủ nhận thông tin này và khẳng định hiện tại chưa phải thời điểm đàm phán với Bình Nhưỡng.
Điều kiện đàm phán của Mỹ
Ngoại trưởng Rex Tillerson (Ảnh: Fortune)
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 15/12 ở New York, Ngoại trưởng Tillerson tiếp tục đưa ra tuyên bố mới về khả năng đàm phán với Triều Tiên, và tuyên bố này dường như đi ngược lại với chính phát biểu của ông trước đó rằng Mỹ có thể đàm phán với Bình Nhưỡng mà không cần điều kiện gì tiên quyết.
“Triều Tiên phải chấm dứt thái độ thù địch trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Triều Tiên phải tìm cách quay trở lại bàn đàm phán”, ông Tillerson cho biết.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng tất cả các phương án vẫn đang được xem xét để bảo vệ đất nước của chúng tôi. Nhưng chúng tôi không tìm kiếm và cũng không mong muốn chiến tranh với Triều Tiên”, ông Tillerson cho biết thêm.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington sẽ sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đối phó với sự khiêu khích từ Triều Tiên, song vẫn hy vọng giải quyết vấn đề Triều Tiên thông qua ngoại giao. Theo đó, Mỹ sẽ tiếp tục “chiến dịch gây sức ép” thông qua “trừng phạt kinh tế và cô lập ngoại giao” cho đến khi đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố nước này không chấp nhận phương án “đóng băng kép”, trong đó Washington sẽ dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc để đổi lấy việc Bình Nhưỡng chấm dứt các vụ thử vũ khí. Ngoài ra, Mỹ cũng không chấp nhận nới lỏng trừng phạt hoặc nối lại viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên trước khi các cuộc đàm phán diễn ra.
“Tuy nhiên, như tôi đã nói, các kênh liên lạc của chúng tôi vẫn đang mở. Triều Tiên biết điều này. Họ biết cánh cửa (đàm phán) ở đâu. Họ biết sẽ đi thế nào để bước qua cánh cửa đó nếu họ muốn đàm phán”, ông Tillerson nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy