Dòng sự kiện:
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần
11/07/2021 11:30:17
Thị trường có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2021, xóa đi thành quả của 4 tuần gần nhất.

Đồng loạt lao dốc, điểm sáng hiếm hoi MWG và DGW

Các nhóm ngành dẫn dắt đều giảm mạnh như dầu khí, ngân hàng, thép, ngoại trừ một vài điểm sáng đi ngược thị trường nhờ có câu chuyện riêng như MWG và DGW.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 73,13 điểm (-5,15%), xuống 1.347,14 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 8,5% lên 127.223 tỷ đồng, khối lượng tăng 8,5% lên 3.678 triệu cổ phiếu.

HNX-Index giảm 21,28 điểm (-6,5%), xuống 306,73 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 8,4% lên 17.392 tỷ đồng, khối lượng tăng 11,3% lên 746 triệu cổ phiếu.

Gần như các nhóm cổ phiếu lớn đều suy yếu, trong đó, nhóm dầu khí dẫn đầu đà giảm với BSR (-17,2%), OIL (-17,8%), GAS (-5,07%), PLX (-8,3%), PVD (-16,9%), PVS (-16,75%), PVB (-16,6%), PVC (-16,1%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với ngành thép như HPG (-9,6%), HSG (-16,4%), NKG (-10,5%)...

Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng cũng đồng loạt điều chỉnh với VCB (-4,44%), BID (-4,57%), CTG (-7,91%), VPB (-4,58%), MBB (-3,68%), HDB (-5,91%), TPB (-2%), STB (-7,62%), ACB (-2,5%), LPB (-3,02%), MSB (-5,3%), OCB (-5,92%), EIB (-7,81%) và chỉ còn duy nhất TCB tăng 4,24%.

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất đáng kể có 2 cổ phiếu lớn ngành bán lẻ là MWG và DGW.

Trong đó, MWG tỏ ra vượt trội, khi mà thị trường liên tục điều chỉnh thì bluechip này vẫn có 4 trên 5 phiên trong tuần tăng điểm mạnh, thậm chí có phiên ngày 7/7 đã tăng kịch trần.

Thông tin thúc đẩy cổ phiếu MWG có lẽ đến từ việc thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% và bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được nhận 1 mới), tương đương MWG sẽ phát hành thêm gần 238 triệu cổ phiếu mới. Thời gian thực hiện trong tháng 7, tháng 8 năm nay.

Còn DGW cũng có thông tin hỗ trợ mạnh đến từ quyết định sẽ phát hành hơn 44,2 triệu cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng), theo tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện trong quý III/2021.

Ngoài ra, cổ phiếu TGG chưa hạ nhiệt, khi thêm một tuần góp mặt vào top các mã tăng cao nhất sàn, mặc dù trong tuần có phiên 6/7 chịu áp lực chốt lời lớn và giảm sàn. Tuy vậy, TGG vẫn có tới 17 trên 18 phiên gần nhất tăng điểm, với 13 trong số đó tăng kịch trần.

Tương tự là cổ phiếu ITD, khi có tuần thứ 2 liên tiếp tăng mạnh, với 2 phiên tăng trần đáng chú ý ngày 07 và 08/7. Trong tuần trước đó, ITD +25,57%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất đa phần là các mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ cao như AMD, ROS, HAI, DHA, ITA, SCR… do đó, khi thị trường điều chỉnh sâu, không đáng ngạc nhiên khi nhóm này sẽ chịu thiệt hại lớn nhất.

Cổ phiếu CTS chịu áp lực bán mạnh chung từ nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, sau khi tuần trước, nhóm chứng khoán nổi bật với hàng loạt cái tên tăng mạnh nhất trên thị trường.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 2/7 đến 9/7:

Trên sàn HNX, các cổ phiếu tăng tốt nhất đáng kể chỉ ở hai mã vừa và nhỏ quen thuộc, khi có thanh khoản cao trong các phiên giao dịch là BII và HDA, trong đó, BII có 4 trên 5 phiên đóng cửa ở sắc tím, khối lượng giao dịch cũng tăng vọt trung từ hơn 3 triệu đến hơn 5,3 triệu đơn vị/phiên.

Ở chiều ngược lại, dễ dàng nhận thấy nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán chiếm đa số và bị bán chốt lời mạnh và giảm sâu là WSS, HBS, PSI, APS, BVS.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 2/7 đến 9/7:

Trên UpCoM, tác nhân của việc bán mạnh ở nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng đã khiến cổ phiếu AAS, với 4/5 phiên giảm, trong đó có phiên 6/7 giảm sàn và phieen 9/7 mất 11,8%.

Trong khi đó, cổ phiếu HNT nhảy vọt, nhưng cũng như nhiều trường hợp tăng đột biến khác trên UpCoM, mã này chỉ có khối lượng giao dịch thấp trong các phiên.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 2/7 đến 9/7:

Tác giả: Lạc Nhạn

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến