Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 49,71 điểm (-3,3%), xuống 1.443,32 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 10,5% xuống 148.467 tỷ đồng, khối lượng giảm 9,5% xuống 4.834 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 9,36 điểm (-2%), xuống 449,27 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 1,5% lên 20.501 tỷ đồng, khối lượng tăng 6,1% lên 768 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng giảm mạnh nhất với VCB (-7,1%), CTG (-3,8%), BID (-7,6%), VPB (-8,9%), MBB (-6,6%), TCB (-7%), ACB (-5,9%), SHB (-7,8%), STB (-9,2%), ACB (-5,9%), LPB (-9,83), MSB (-9,9%), OCB (-9,54%), SSB (-5,6%), EIB (-6,25%) …
Nhóm cổ phiếu tài chính khác là công ty chứng khoán cũng có tuần bị bán mạnh với CTS (-13%), ORS (-12,8%), FTS (-12,4%), TVB (-12,2%), BSI (-9,2%), HCM (-8,6%), VND (-6,4%), SSI (-5,6%), SGR (-3,1%), VCI (-6,7%)…
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đa số cũng gây thêm sức ép với VRE (-7,6%), VJC (-7%), PLX (-6,1%), GAS (-5,3%), ( MSN (-4,1%), VHM (-3,7%) VNM (-2,83%), HPG (-2,75%), SAB (-2%), chỉ còn VIC khởi sắc với mức tăng 7,1%, NVL nhích nhẹ 0,2%.
Trên sàn HOSE, dòng tiền vẫn luân chuyển mạnh ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, và tuần này là những cái tên mới so với tuần trước ở nhóm tăng cao nhất. Trừ MCG, khi có tuần thứ ba liên tiếp góp mặt ở top tăng mạnh nhất.
Ở chiều ngược lại, bộ ba cổ phiếu SJF, TNI, IDI bị chốt lời sau thời gian tăng nóng trước đó, trong đó, SJF và TNI đều có 5 phiên đều giảm sàn, đối với IDI là 4 phiên. Bên cạnh đó, là tình trạng lệnh dư bán đều chất đống trong phiên, từ hơn 10 triệu đến 12 triệu đơn vị.
Trong đó, TNI may mắn được cứu vớt ở phiên cuối tuần khi lượng dư bán sàn được hấp thụ, khớp lệnh hơn 19 triệu đơn vị, thì SJF và IDI vẫn dư bán sàn hơn 10,6 triệu và 12,6 triệu đơn vị.
Thông tin mới đáng chú ý là ở IDI, khi Chủ tịch HĐQT, ông Lê Thanh Thuấn đã đăng ký bán toàn bộ hơn 12,5 triệu cổ phiếu IDI sở hữu, tỷ lệ 5,51% và đã thực hiện ngay trong phiên cuối tuần 3/12 theo phương thức thỏa thuận, với giá trị gần 239 tỷ đồng.
Ở những nơi khác, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng đã bị chốt lời mạnh, sau khi liên tiếp thiết lập những đỉnh cao mới như FTS, CTS, ORS, TVB.
Trên sàn HNX, cổ phiếu LDP của Dược Lâm Đồng – Ladophar có tuần thứ hai liên tiếp là mã tăng cao nhất sàn, thanh khoản dù chỉ vài chục nghìn đơn vị/phiên, nhưng cũng cao hơn đáng kể thời gian trước đó.
Có lẽ thông tin thúc đẩy LDP đến từ việc CTCP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim đã đăng ký bán toàn bộ hơn 6,8 triệu cổ phiếu LDP sở hữu, tương ứng tỷ lệ 53,91%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 03/12 đến 31/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Nhân sự của LDP cũng thay đổi nhanh chóng, với việc miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, và Giám đốc tài chính. Trước đó, nhiều Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát của LDP cũng đã nộp đơn từ nhiệm.
Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Mai Long, hiện là Phó chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Tổng giám đốc của CTCP Louis Holding được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc LDP.
Trên UpCoM, cổ phiếu TAG của CTCP Thế giới số Trần Anh gần đây đột ngột tăng mạnh, khi đã có 15 phiên gần nhất đều đóng cửa ở mức giá trần.
Thanh khoản tuy không cao, có phiên chỉ hơn 100 đơn vị khớp lệnh, nhưng cũng là rất đáng kể, khi đã khá lâu cổ phiếu này mới có thanh khoản do cơ cấu cổ đông quá cô đặc với việc MWG nắm giữ tới hơn 24,63 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 99,33%.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy