Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm mới 2022, VN-Index tăng 30,02 điểm (+2,02%), lên 1.528,48 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 3,3% lên 128.865 tỷ đồng, khối lượng giảm nhẹ 2,6% xuống 4.111 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 19,85 điểm (+4,19%), lên 493,84 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 7% xuống 15.343 tỷ đồng, khối lượng giảm 9,4% xuống 535 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu xây dựng, bất động sản nhảy vọt với những cái tên nổi bật như GEX (+20,5%), CII (+24,8%), VRE (+15,4%), DIG (+21,1%), FLC (+25,2%), KDH (+11%), LDG (+27%), CEO (+30,5%) ...
Cổ phiếu dầu khí tăng nhờ diễn biến tích cực của giá dầu với BSR (+5,2%), OIL (+11,7%), PLX (+4,5%), PVD (+6,4%), PVS (+6,2%), PVB (+1,5%), PVC (+2,4%), PVT (+3,7%)...
Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là tân binh BAF, khi niêm yết mới chỉ hơn 1 tháng, từ ngày 3/12/2021.
Trong tuần, cổ phiếu BAF đã có 4 phiên tăng kịch trần. Thông tin mới nhất liên quan đến BAF là việc CTCP Siba Holdings, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Văn Phú – Tổng giám đốc BAF đã mua vào gần 16 triệu cổ phiếu BAF, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20,5% trong ngày 04/1 vừa qua.
Trước đó, BAF cũng đã thông qua phương án phát hành 6 triệu trái phiếu với giá 100.000 đồng/trái phiếu, tương đương với giá trị là 600 tỷ đồng.
Phần còn lại trong top tăng cao nhất sàn đã phản ánh xu thế dòng tiền trên thị trường gần đây, khi chiếm trọn thuộc về các cổ phiếu bất động sản, xây dựng với FLC, LDG, CII, QCG, NVT, NHA, UDC...
Trong đó, họ nhà FLC có hai cái tên là FLC và AMD, trong khi ROS và HAI cũng tăng rất mạnh, lần lượt +17,7% và 21,6%.
Ở chiều ngược lại, phần lớn cổ phiếu đều bị chốt lời tại đỉnh ngắn hạn như FRT, MSN, YEG, SSB, MSB…nhưng mức giảm không lớn.
Chỉ có LCM, khi bị nhà đầu tư mạnh tay xả, với 4/5 phiên giảm, trong đó phiên cuối tuần còn giảm xuống mức giá sàn.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất đáng kể và đều thuộc nhóm bất động sản là CEO, L14, L18.
Trong đó, câu chuyện của CEO nóng lên. Ngoài việc cổ đông lớn Fyn Elite Fund liên tục bán lượng lớn cổ phiếu thời gian gần đây trong bối cảnh giá cổ phiếu tăng phi mã, thì gần đây đã có cảnh báo đầu tiên trên thị trường.
Theo đó, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã có cảnh báo "nguy hiểm", chỉ ra rủi ro đầu tư cổ phiếu CEO, khi đã tăng cao bất thường và không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp theo hai phương pháp so sánh P/B ngành và phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, kể cả trong kịch bản khả quan, thì mức giá hợp lý cũng chỉ 21.695 đồng/cổ phiếu.
Trên UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất cũng như thời gian gần đây, khi phần lớn thanh khoản thấp trong phiên.
Ngoài trừ một số như VRG, HD2, khi có trung bình trên dưới 100.000 đơn vị khớp lệnh/phiên.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy