Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 30,21 điểm (-2,94%), xuống 997,15 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 7,3% so với tuần trước đó xuống 52.992 tỷ đồng, khối lượng giảm 4,4% xuống 2.826 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 9,17 điểm (-4,29%), xuống 204,56 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 25,9% so với tuần trước đó xuống 3.683 tỷ đồng, khối lượng giảm 25,2% xuống 280 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất, với các đại diện ngành thép là HPG (-12,8%), HSG (-9,4%), NKG (-17,5%), SMC (-10,9%), ... do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém trong quý III/2022.
Ngành hóa chất cũng lao dốc với các cổ phiếu như DGC (-8,3%), DPM (-8,1%), DCM (-8,9%) …
Ngành dịch vụ, tiêu dùng cũng bị bán mạnh, chủ yếu do ảnh hưởng của các ông lớn như MWG (-13,4%), DGW (-11,3%), FRT (-11,3%), PET (-7,7%),
Nhóm bất động sản, xây dựng cũng là một trong những nhóm tiêu cực nhất, đặc biệt ở trong phiên cuối tuần, với DIG (-12,6%), IDC (-8,4%), KBC (-7,3%), DXG (-6,3%), SCR (-9,2%), KDH (-6,7%), TDC (-11,6%), KHG (-12,2%), DXS (-12,3%) …
Các ngành còn lại đều giảm như công nghệ thông tin (-3,9%), công nghiệp (-3,1%), dầu khí (-2,6%), dược phẩm và y tế (-2,5%), tiêu dùng (-0,8%), ngân hàng (-0,5%), tiện ích cộng đồng (-0,5%).
Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng cao nhất thuộc về TNI, thậm chí cổ phiếu này còn ngược dòng mạnh mẽ thị trường, khi cả 5 phiên đều đóng cửa ở mức giá trần, khớp lệnh không quá cao trong ba phiên đầu, nhưng đã có 1,65 triệu và 1,19 triệu đơn vị trong hai phiên còn lại.
Gần đây, TNI không có thông tin nào nội tại đáng kể, nhưng đáng chú ý có việc một cá nhân vào ngày 25/10 đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn nửa tỷ đồng do sử dụng 54 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu TNI.
Trong các cổ phiếu tăng điểm còn lại và có thanh khoản tốt chỉ còn HDC, HAP và bluechip VRE. Trong đó, khối lượng giao dịch của HDC liên tục vượt lên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thép NKG giảm sâu, khi cùng nhóm cổ phiếu thép bị bán khá mạnh trong tuần qua, ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh quý III/2022 lao dốc, với khoản lỗ ròng hơn 400 tỷ đồng, trong khi doanh thu giảm gần 1,7 lần so với cùng kỳ.
Đáng kể khác còn ở NVL, khi là bluechip chịu sức ép lớn nhất, đặc biệt trong hai phiên cuối tuần khi đều giảm về mức giá sàn.
Ngày 4/11, NVL có thông báo mới đáng chú ý về việc hủy ngày đăng ký cuối cùng 14/11 để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Trước đó, vào tháng 8/2022, NVL đã thông báo sẽ phát hành thêm hơn 482 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 24,75%.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất sàn giao dịch khá ảm đạm, ngoại trừ một vài cổ phiếu như NDX ở phía tăng và CTC, API, KSQ, FID có giao dịch vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đơn vị khớp lệnh trong phiên.
Trên UpCoM, các cổ phiếu biến động mạnh nhất tuần này cũng không có nhiều điểm đáng chú ý nào, khi khối lượng giao dịch trong phiên đều chỉ ở mức thấp.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy