Thực trạng chiếm dụng, “xẻ thịt” đất công viên, vườn hoa không phải là mới, tuy nhiên, về mặt quản lý vẫn đang tồn tại hàng loạt bất cập, các vi phạm cũ có dấu hiệu bị “bỏ quên”, trong khi các vi phạm mới ngang nhiên diễn ra và tồn tại.
Mặc dù nằm trên phần diện tích đất của công viên Bắc Linh Đàm, thế nhưng, hàng loạt các cơ sở dịch vụ, nhà hàng, sân tenis,… vẫn nghiễm nhiên tồn tại, cải tạo, xây mới (Ảnh: Gia Nguyễn)
Biến “lá phổi xanh” thành điểm kinh doanh, dịch vụ
Theo rà soát của Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng TP. Hà Nội), hiện nay, trên địa bàn Thành phố có gần 30 công viên, vườn hoa, khu đô thị, nhưng có đến hơn chục trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích…
Trong số đó, có nhiều thực trạng đã được dư luận chỉ mặt điểm tên như: Nhà hàng Gió Mới (tại công viên Thống Nhất); Khu trưng bày, bán cây cảnh của Hội Cây cảnh nghệ thuật Thăng Long tại công viên Indira Gandhi (quận Ba Đình); chuỗi nhà hàng quán ăn (tại công viên Thủ Lệ); hệ thống nhà hàng (tại công viên Tuổi trẻ);…
Không chỉ dừng lại ở chuyện đã rồi, tình trạng chiếm dụng, “xẻ thịt” vẫn ngang nhiên diễn ra tại công viên Bắc Linh Đàm, gây bức xúc trong cộng đồng, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Được gắn biển là công trình kỷ niệm của UBND TP. Hà Nội, thế nhưng, ngoài tình trạng xuống cấp trầm trọng, thì tại nơi đây, tình trạng chiếm dụng, “xẻ thịt” đất công viên vẫn ngang nhiên tồn tại.
Theo ghi nhận của PV, ngay từ đầu đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn từ đường vành đai 3 rẽ vào, hàng loạt cơ sở dịch vụ bể bơi, sân tenis, cơ sở massage, karaoke, nhà hàng,… mặc dù nằm trong phần đất công viên nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại, cải tạo, xây mới.
Thiếu giám sát, quản lý chưa đồng bộ?
Thực trạng chiếm dụng, “xẻ thịt” tại nhiều công viên trên địa bàn Thành phố không chỉ dẫn đến tình trạng quy hoạch hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ mà còn khiến không gian xanh ngày càng thiếu hụt, đi ngược lại với chủ trương phát triển xanh, bền vững mà TP. Hà Nội đã đặt ra.
Phải chăng, lỗ hổng trong quy hoạch là từ đây? Hay tại chính các cấp quản lý trực tiếp địa bàn đang cố tình buông lỏng?
Trước thực trạng như đã nêu, thông tin với báo chí, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam từng cho rằng, do thiếu giám sát khi triển khai các khu dịch vụ trong công viên nên nhiều nơi đã sử dụng sai mục đích, trong khi đó công tác quản lý chưa có sự đồng bộ, thống nhất.
Cũng theo TS Đào Ngọc Nghiêm, trong bối cảnh Luật Thủ đô hiện nay đã có, để xử lý tình trạng này, đòi hỏi phải có chế tài cụ thể hơn nữa...
Còn nữa...
- 1. Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai: Cấp thiết bịt lỗ hổng
- 2. Bộ trưởng Tài chính ra lệnh mới: Khẩn trương xác định giá thị trường bất động sản
- 3. Nỗi lo của đại gia bất động sản ập đến, thị trường sẽ nóng lạnh ra sao?
- 4. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Những mốc thời gian cần lưu ý
- 5. [Infographics] Chi tiết về bộ huy chương SEA Games 31
- Giải pháp nào để thu hút lao động quay trở lại làm việc tại vùng kinh tế trọng điểm
- Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, mối nguy cơ đang lớn dần
- Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ồ ạt
- Đặt mua sắt giá rẻ trên Zalo, chủ xưởng cơ khí bị lừa trên 300 triệu đồng
- Từ ngày 26/4, khôi phục thông quan hàng hóa trở lại tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2