Ngày 13/12, UBND TP HCM ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống thiên tai.
Theo đó, TP đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cùng cường độ, quy mô đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn.
100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và các kiến thức cơ bản về kỹ năng ứng phó thiên tai.
100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình có khả năng ảnh hưởng đến TP HCM.
Thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) cây đổ, trụ điện nằm la liệt do cơn bão số 9 hồi tháng 11. Ảnh: Liêu Lãm.
Về hạ tầng, TP sẽ nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là bờ bao, đê bao, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.
Bên cạnh đó, chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống triều cường, mưa lớn, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội.
TP cam kết đến năm 2025, 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.
Ngày 25-26/11, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 Usagi, TP HCM đã hứng chịu cơn mưa lớn trên diện rộng kết hợp với triều cao. Đây là trận mưa có cường độ lớn, thời gian kéo dài, vượt xa tần xuất thiết kế hệ thống thoát nước của thành phố.
Cơn mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 9 khiến cuộc sống người dân TP HCM bị đảo lộn. Ảnh: Lê Quân.
Toàn TP HCM có 102 tuyến đường ngập, vũ lượng mưa lớn nhất đo được là 401mm, trong khi hệ thống cống chỉ thoát được 86 mm trong vòng 3 giờ, kênh rạch thoát được 96 mm/3 giờ.
Không những vậy, mưa lớn còn kết hợp với triều cường. Mức triều cường có nơi đạt đến 1,5m, ngoài khả năng thoát nước đã được thiết kế từ trước (là 1,32m).
Cơn bão khiến cuộc sống người dân đảo lộn, những ngôi nhà với đồ đạc ngập trong nước, hàng chục chiếc ôtô chết máy nằm la liệt trên đường, hàng loạt tầng hầm tòa nhà là trụ sở ngân hàng, khách sạn, chung cư... bị nước tràn vào nhấn chìm xe máy, ôtô; mưa gió cũng khiến 19 cây ngã đổ; hai căn nhà tốc mái; 2 người chết, 1 người bị thương.
Người dân Cần Giờ được sơ tán để tránh ảnh hưởng của cơn bão số 9. Ảnh: Lê Trai.
Thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP HCM), nhiều cây xanh, trụ điện nằm la liệt. Khoảng 1.200 hộ dân (hơn 4.100 người) Cần Giờ đã phải sơ tán tới các điểm trú bão.
Trước đó, ngày 21/11, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM cho biết toàn TP còn 62 vị trí kênh rạch, 84 tuyến cống, 76 hầm ga, 50 cửa xả bị lấn chiếm.
Tháng 8/2018, kết quả rà soát các vị trí sạt lở trên địa bàn TP HCM cho thấy toàn địa bàn có 37 nơi sạt lở, trong đó có 21 điểm đặc biệt nguy hiểm.
Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải, với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, trong mùa mưa bão, dự báo trên địa bàn tình hình sạt lở bờ sông tiếp tục gia tăng.
Theo Zing.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy