Lý do được đưa ra là chính quyền thành phố đang phải tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, Đề án đô thị thông minh, Khu đô thị sáng tạo phía Đông.
Ngoài ra, thành phố phải dồn lực để giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra về Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Khu Công nghệ cao (quận 9), Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi) và nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người kéo dài khác trên địa bàn.
Một lý do nữa là do yếu tố lịch sử để lại nên TP HCM tồn tại mô hình tự quản ở khu dân cư chưa thống nhất với quy định của Trung ương như: dưới phường, thị trấn chia thành khu phố, dưới khu phố gồm các tổ dân phố; dưới xã chia thành ấp, dưới ấp gồm các tổ nhân dân.
Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng sắp xếp lại tổ chức dưới phường - xã - thị trấn cho phù hợp với quy định song song với việc sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Xin lùi thời điểm sáp nhập 10 phường sang năm 2020 nhưng chính quyền thành phố cam kết sẽ hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2017 - 2021 như kế hoạch của Trung ương.
Quận 2 (bên này sông) có 3 phường bị giải tỏa trắng để xây Khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Như Quỳnh.
Theo yêu cầu của Bộ Nội vụ, 46 tỉnh, thành trong diện sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp phường, xã theo Nghị quyết của Quốc hội phải hoàn thành và trình đề án trong năm 2019 để Bộ tổng hợp cho ý kiến, hoàn chỉnh đề án, để Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc thông qua.
Trước đó, hồi đầu tháng 10, UBND TP HCM trình Bộ Nội vụ phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021. Sau đó, Bộ Nội vụ có ý kiến và đề nghị thành phố trình đề án chi tiết trước tháng 11.
Theo đề án này, 10 phường có diện tích và dân số không đáp ứng theo quy định buộc phải sáp nhập. Trong đó, có 9 trường hợp nhập hai phường thành một, và một trường hợp nhập ba phường thành một phường mới. Như vậy, TP HCM còn 310 phường, xã - giảm 10 đơn vị so với trước.
Cụ thể, tại quận 2 sẽ sáp nhập phường An Khánh và Thủ Thiêm; phường Bình Khánh và Bình An. Quận 3 sáp nhập phường 6,7, 8 thành một phường. Quận 4 sáp nhập phường 5 và 2; phường 12 và 13. Quận 5 sáp nhập phường 12 và 15. Quận 10 sáp nhập phường 3 và 2. Quận Phú Nhuận sáp nhập phường 12 và 11; 14 và 13.
Theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn của huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 người và diện tích 850km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450km2; quận từ 35km2 với dân số ít nhất 150.000 người. Còn quy mô dân số của phường (thuộc quận) từ 15.000 người trở lên; diện tích tự nhiên từ 5,5km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30km2. Tất cả những đơn vị không đạt hai tiêu chí này phải sắp xếp lại. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy