Các điểm cầu làm lễ Tưởng niệm tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất các công đoạn chuẩn bị.
Sáng 19/11, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất ở các điểm cầu truyền hình trực tiếp.
Hội trường Thống Nhất (Quận 1) sẽ là địa điểm chính diễn ra Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1) - điểm chính diễn ra Lễ tưởng niệm, mọi công tác chuẩn bị cho buổi lễ vào tối nay đã hoàn tất. Dự kiến tại đây sẽ có khoảng 1.000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng trọng điểm phía Nam.
Buổi lễ cũng có sự tham dự của một số thân nhân, gia đình có người mất do COVID-19. Tại đây, tất cả những người tham gia Lễ tưởng niệm đều được yêu cầu ăn mặc lịch sự, trang trọng và có "thẻ xanh COVID-19", đứng giãn cách, tuân thủ 5K... để đảm bảo yêu cầu phòng dịch.
Các lực lượng phục vụ được phân công đến sớm để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ tưởng niệm vào tối 19/11.
Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, Lễ tưởng niệm nhằm sẻ chia trước những mất mát, đau thương của hàng vạn gia đình đã mất người thân, đồng thời khích lệ tinh thần các lực lượng đã và đang tham gia cuộc chiến với đại dịch COVID-19.
Buổi lễ sẽ diễn ra lúc 20 giờ ngày 19/11 tại Hội trường Thống Nhất và các địa điểm nằm ở tất cả các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Sau khi trình chiếu các phóng sự, hình ảnh về cuộc chiến sinh tử với đại dịch và phát biểu của lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, phần nghi thức chính thức bắt đầu vào thời điểm 20 giờ 30 phút.
Mọi công tác chuẩn bị cho buổi Lễ tưởng niệm đã sẵn sàng.
Ngoài ra, Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh đã vận động các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ...) trên địa bàn tùy theo tình hình thực tế tổ chức hình thức tưởng niệm phù hợp và cùng đánh chuông tưởng niệm vào lúc 20 giờ 30 phút. Cũng vào thời gian trên, các tàu, thuyền, sà lan... đang lưu đậu tại các cụm cảng sẽ kéo còi; Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc chịu trách nhiệm chuẩn bị trống và cử người đánh trống khi thực hiện Lễ tưởng niệm.
UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện và thành phố Thủ Đức vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, người dân cùng tắt đèn, thắp nến để tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19. Các địa phương chủ động mời đại diện thân nhân, gia đình người mất trong đại dịch COVID-19 tham dự lễ tưởng niệm. Địa điểm tổ chức cần được lựa chọn phù hợp với tình hình từng nơi. Mỗi địa điểm dự kiến có khoảng 100 người để đảm bảo yêu cầu phòng dịch.
Tối 19/11, chùa Vĩnh Nghiêm cũng sẽ đánh chuông tưởng niệm các nạn nhân đã tử vong vì dịch bệnh COVID-19.
Ngoài các địa điểm tổ chức Lễ tưởng niệm, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND các quận: 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình chọn địa điểm tổ chức Lễ tưởng niệm để thực hiện thả đèn hoa đăng tại tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ; các quận: 4, 5 và 8 thả đèn hoa đăng tại tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé vào lúc 20 giờ 30 phút.
Những ngày qua, các cơ sở tôn giáo tại TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức các buổi lễ cầu siêu cho người mất vì đại dịch COVID-19 trên địa bàn như: chùa Việt Nam Quốc tự, chùa Pháp Hoa...
Tại điểm cầu chùa Pháp Hoa, mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn thiện. Tại đây sẽ có khoảng 3.000 chiếc đèn hoa đăng được chuẩn bị để phục vụ Lễ tưởng niệm.
Theo thống kê của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận khoảng 17.000 trường hợp tử vong do dịch COVID-19, chiếm 74% số người tử vong của cả nước vì COVID-19. Đa số các trường hợp tử vong tập trung vào thời điểm đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn ra căng thẳng nhất từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9 vừa qua.
Tính đến nay, TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương chịu nhiều tổn thất nhất về người và kinh tế xã hội trong đợt dịch vừa qua.
TP Hồ Chí Minh là địa phương chịu mất mát nhiều nhất cả nước về người và tổn thất về kinh tế, xã hội trong đợt dịch bệnh lần thứ tư vừa qua. Suốt mùa dịch, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và đưa hài cốt các nạn nhân tử vong vì COVID-19 về trao cho người thân tận nhà.
Tác giả: Hoàng Tuyết
- Tưởng niệm 23.000 nạn nhân Covid-19: Vết sẹo khó lành, tình người xoa dịu!
- Kêu gọi người dân tắt đèn, thắp nến tưởng niệm đồng bào mất vì COVID-19 vào tối 19/11
- Tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong vì Covid-19 tại điểm cầu TP.HCM, Hà Nội
- Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong do đại dịch
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy