Đó là con số đáng chú ý vừa được Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) gửi tới UBND TP.HCM trong báo cáo đánh giá hiệu quả “Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2022-2025”.
Theo báo cáo, hoạt động sản xuất trên địa bàn tiếp tục đà tăng trưởng, chỉ số toàn ngành công nghiệp IIP 9 tháng tăng trưởng 17,4% so cùng kỳ. Trong đó, IIP 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 23%; IIP 3 ngành công nghiệp truyền thống tăng 25,6% so cùng kỳ.
Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố dự ước đạt 40,8 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 53,4 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Tình hình xuất nhập khẩu của thành phố 10 tháng cho thấy giá trị nhập khẩu đang lớn hơn giá trị xuất khẩu 12,6 tỷ USD. Theo HIDS, trong điều kiện lãi suất USD tăng cao, giá trị đồng USD được định giá cao hơn đồng nội tệ gây bất lợi cho hàng hóa nhập khẩu, nếu không nói đến nguy cơ nhập khẩu lạm phát, điều này sẽ làm giá cả hàng hóa trong nước khó giảm trong ngắn hạn và ảnh hưởng dự trữ ngoại hối của ngân hàng. Mặt khác, giá cả hàng hóa xuất khẩu còn phải chịu sức ép cạnh tranh của một số quốc gia trong khu vực.
“Đây là một nguy cơ, cần ngồi lại với các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đưa ra các phương án, giải pháp ứng phó trong thời gian tới”, báo cáo nêu.
Tình hình giải thể, tạm ngưng hoạt động của doanh nghiệp 10 tháng năm 2022. (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM)
Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, TP.HCM có 37.042 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 404.887 tỷ đồng, tăng 52,6% về số lượng và tăng 2,2% về vốn đăng 26 ký so với cùng kỳ.
Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung 10 tháng đầu năm 2022 là 893.050 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp giải thể (3.749 doanh nghiệp) tăng 23,36% so cùng kỳ, doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh (19.370 doanh nghiệp) tăng 42,63% so cùng kỳ, trong khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (12.007 doanh nghiệp) tăng 10,47%.
Có thể thấy, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 49.049 nhưng con số rút khỏi là 23.119 cho thấy doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM vẫn đang đối mặt khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Như vậy, ước tính cứ 100 doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường thì 50 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
HIDS nhận định, sau một năm thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, thành phố còn bộc lộ một số hạn chế như: giải ngân đầu tư công chậm, một số công trình dự án trọng điểm chưa hoàn thành theo tiến độ, ảnh hưởng đến kích thích thu hút vốn đầu tư xã hội; nguồn lực tài chính thực hiện chương trình còn hạn hẹp...
Từ đó, HIDS khuyến nghị TP.HCM phối hợp cùng NHNN thành phố giám sát chặt chẽ và báo cáo hàng ngày về tình hình thanh khoản, tỷ giá, lãi suất, nợ xấu. Ngành chức năng thực hiện chương trình bình ổn hàng hóa dịp cuối năm, không để đứt gãy, nâng giá các mặt hàng thiết yếu. Cùng với đó, thực hiện hiệu quả công tác quản lý thị trường, theo dõi sát chỉ số giá, lạm phát, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm, xăng dầu.
Thành phố cần chỉ đạo, tháo gỡ các dự án, công trình trọng điểm, đề án huy động nguồn lực, phát triển kinh tế, tiếp tục kiến nghị Chính phủ tháo gỡ những vướng mắc vượt thẩm quyền của địa phương, theo HIDS.
Tác giả: Trần Chung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy