Huy động vốn 4 tháng đầu năm 2021 tại Tp.HCM tiếp tục tăng nhẹ
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM vừa công bố số liệu về huy động vốn, tín dụng... trên địa bàn Tp.HCM trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm.
Theo đó, trong tháng 4/2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục xu hướng tăng sau 2 tháng đầu năm (tháng 1 và tháng 2) tăng trưởng âm. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của huy động vốn vẫn thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể, tháng 1/2021 huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM giảm 0,26% so với cuối năm 2020; tháng 2 giảm 0,25%. Sang đến tháng 3/2021 tình hình được cải thiện hơn, huy động vốn đã tăng trưởng trở lại, nhưng với mức tăng thấp, chỉ đạt 0,76% so với tháng 2.
Tính đến 30/4/2021, số liệu ước tính của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 2.927.000 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước đó và tăng 0,65% so với thời điểm cuối năm 2020.
Đây cũng là tháng thứ hai huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng trưởng đạt thấp.
Trong tổng vốn huy động 4 tháng đầu năm, vốn huy động bằng đồng Việt Nam vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng huy động vốn, khoảng 89% và duy trì tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm, tăng 1,94% so với cuối năm. Trong khi đó, vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 11%, giảm 8,32%
Theo hình thức tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư ước đạt 1.132.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39% và tăng 0,35% so với tháng trước, tăng 1,57% so với cuối năm 2020.
Tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân ước đạt 1.556.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53% và tăng 0,42% so với tháng trước, giảm 0,38% so với cuối năm 2020.
Phát hành giấy tờ có giá ước đạt 239.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8% và tăng 0,53% so với tháng trước, tăng 3,17% so với cuối năm.
Đối với hoạt động tín dụng, số liệu Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM đưa ra cho thấy, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 30/4/2021 (số liệu dự ước) đạt 2.610.000 tỷ đồng, tăng 0,57% so với tháng trước và tăng khoảng 3,01% so với cuối năm 2020.
Trong đó, dư nợ tín dụng bằng Việt Nam đồng ước đạt 2.432.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 93% và tăng 2,94% so với cuối năm trước. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt 178.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 7%, tăng 3,97% so với cuối năm 2020.
Phân theo kỳ hạn tín dụng, dư nợ ngắn hạn ước đạt 1.210.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 46% và tăng 0,55% so với tháng trước, tăng 2,62% so với cuối năm 2020.
Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 1.400.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 54% và tăng 0,59% so với tháng trước, tăng 3,35% so với cuối năm 2020.
Tín dụng ngân hàng tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông qua các chương trình tín dụng, các chương trình hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tiếp tục đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch.
Như vậy, mức tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tp.HCM trong 4 tháng đầu năm 2021 (tăng 3%) vượt xa tốc độ tăng trưởng huy động (tăng 0,65%), so với thời điểm cuối năm 2020,
Tín hiệu trên cũng cho thấy nếu dư nợ tín dụng và huy động vốn duy trì mức tăng trưởng như hiện tại, nhiều khả năng thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ không còn quá dư thừa như năm 2020.
Tác giả: Minh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy