Trưa 19/9, tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân (HĐND) TPHCM khóa X đã biểu quyết thông qua danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Theo đó, danh mục 5 dự án BOT với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng được đề xuất thực hiện theo cơ chế đặc thù từ Nghị quyết số 98 của Quốc hội gồm:
Mở rộng quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đến ranh tỉnh Long An) dài 9,6 km, tổng mức đầu tư gần 12.900 tỷ đồng (đề xuất ngân sách Nhà nước tham gia với tỉ lệ 50% và doanh nghiệp 50%).
Đại biểu HĐND TPHCM biểu quyết thông qua danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng BOT. Ảnh: Hữu Huy
Mở rộng quốc lộ 22 (từ ngã tư An Sương đến vành đai 3) dài 9,1 km, tổng mức đầu tư khoảng 7.173 tỷ đồng (tỷ lệ vốn từ nhà đầu tư là 50% tổng mức đầu tư).
Mở rộng quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) dài gần 5 km, với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng (ngân sách TP thực hiện với tỉ lệ 50% vốn đầu tư và doanh nghiệp 50%).
Nâng cấp trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức Long Thành) dài 8 km, với tổng vốn hơn 4.500 tỷ đồng (doanh nghiệp tham gia 50%).
Cầu Bà Chiêm (huyện Nhà Bè) cửa ngõ vào trung tâm thành phố từ hướng KCN Hiệp Phước - một đoạn thuộc trục đường Bắc - Nam. Ảnh: PHẠM NGUYỄN
Dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (đi qua quận 6, 8 và huyện Bình Chánh) dài 3,2 km, với tổng vốn hơn 6.200 tỷ đồng (ngân sách nhà nước tham gia 54% và doanh nghiệp tham gia 46%).
Đây là những dự án được đề xuất ưu tiên đầu tư sau khi Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho phép TPHCM áp dụng hợp đồng BOT với các công trình mở rộng đường hiện hữu.
Phát biểu tại kỳ họp, ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, các dự án này được Sở chọn lựa ưu tiên đầu tư dựa theo 5 tiêu chí. Cụ thể gồm: Tính chất và vai trò của các tuyến đường; giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông; đánh giá sơ bộ về tính khả thi về phương án tài chính của dự án; khả năng huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư vào dự án; khả năng cân đối vốn ngân sách tham gia dự án.
Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm phát biểu tại kỳ họp.
Sau khi được HĐND TP thông qua, ngành giao thông sẽ tập trung đầu tư các dự án trên trong giai đoạn 2023-2030. Đồng thời, đề xuất HĐND TP thống nhất bố trí bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 (dự kiến 8.360 tỷ đồng), kế hoạch đầu tư công năm 2024 (dự kiến 5 tỷ đồng) để thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án này.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (đơn vị thuộc UBND TPHCM) sẽ là đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư (bao gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi)...
Tác giả: Hữu Huy - Ngô Tùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy