Ảnh minh họa. (Nguồn: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người lao động.
Chương trình này được đánh giá là một động thái rất thiết thực nhằm hỗ trợ những người có thu nhập thấp, người lao động có được nơi ăn cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, từ kế hoạch tới thực tiễn vẫn cần có nhiều sự tham gia đóng góp và nguồn lực chung của cả xã hội.
Theo Tiến sỹ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người lao động, đó là vị trí và quỹ đất.
Về vị trí, các dự án động sản nhà ở cho những người có thu nhập thấp sẽ không đạt được những vị trí như các dự án bất động sản thương mại. Với yếu tố thứ hai là quỹ đất đóng vai trò quyết định giá thành sản phẩm, tính hiệu quả của dự án.
Nếu để các doanh nghiệp tự đi mua đất và làm những thủ tục để giao lại cho thành phố, sau đó thành phố giao lại cho các dự án thì giá đất rất cao và mất nhiều thời gian và việc này khó thực hiện được. Do đó, nếu chính quyền thành phố có sẵn quỹ đất để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án thì sẽ khả thi hơn.
Bên cạnh đó, liên quận vấn đề về thời gian thực hiện là khâu pháp lý. Việc cấp phép, phê duyệt cần phải "thần tốc" thì mới sớm giải quyết được bài toán mục tiêu một triệu căn hộ trong thời gian gần nhất. Bởi đây cũng là một chỉ tiêu có áp lực thử thách cao, chuyên gia này nhận xét.
Đồng quận điểm, ông Ngô Quậng Phúc, Tổng giám đốc Tập đoàn Bất động sản Phú Đông cho rằng, riêng chi phí quỹ đất đã chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc cấu thành giá bán nhà. Do đó, muốn có giá thành hợp lý nhất dành cho khách hàng có thu nhập trung bình thì bắt buộc phải có quỹ đất với giá cả phù hợp để có thể cấu thành nên giá bán hợp lý.
Trên thực tế, quỹ đất là yếu tố quận trọng để tạo lập dự án nhà ở. Tuy nhiên, quỹ đất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm, giá đền bù lại khá cao, rất khó để làm được nhà ở có giá bán thấp.
Hiện nay, ngoài quy định dành 20% quỹ đất từ dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội, nhiều doanh nghiệp cho rằng họ cần tiếp cận được các quỹ đất có giá rẻ hơn.
Theo Tiến sỹ Sử Ngọc Khương, câu chuyện đặt ra hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh là quỹ đất ở trung tâm quận 1, quận 3, quận 7 không còn. Do vậy, cần cân nhắc hai phương án.
Có thể theo hướng sử dụng quỹ đất đã dự trù sẵn từ trước tại những khu vực này để dành cho những dự án nhà ở giả rẻ. Hoặc có thể lựa chọn những khu vực ngoài trung tâm như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi… vì đây là có những quỹ đất trống phù hợp.
Tuy nhiên, vấn đề về khoảng cách đi lại giữa nơi làm việc và nơi sinh sống cũng là điều cần phải tính toán, nhằm đảm bảo đời sống an sinh, đi lại, công việc của người dân.
Đối tượng chính của chính sách nhà ở giá rẻ này sẽ là đối tượng lao động, nhóm người đóng vai trò rất quận trọng trong sự phát triển về kinh tế-xã hội của các đô thị lớn; trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù vậy, trong đợt cao điểm dịch COVID-19 vừa qua, đây cũng là những người chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất. Đã có một làn sóng người lao động đã rời khỏi Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó có một phần nguyên nhân liên quan đến vấn đề chỗ ở.
Tiền thuê nhà đối với lực lượng lao động có thu nhập thấp đã trở thành một gánh nặng không nhỏ. Bán nhà giá rẻ và chu kỳ trả nợ dài cũng là phương án nên được tính đến.
Dưới một góc nhìn khác, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, Nhà nước cần lên kế hoạch, quy hoạch các khu đất dành cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Theo kinh nghiệm quốc tế thì đây là các khu đô thị xa trung tâm thành phố và được kết nối hạ tầng thuận tiện.
"Một số nước chọn xây dựng các khu nhà ở này cách trung tâm của đô thị khoảng 30km nhưng được kết nối giao thông cực kỳ thuận lợi. Người dân chỉ đi trong phạm vi chưa đến 1 tiếng thì như vậy mới thu hút được người dân về ở các khu đô thị vệ tinh," ông Châu dẫn chứng.
Bên cạnh đó, ông Châu cũng cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục thực thi các chính sách ưu đãi tín dụng, vốn cho người mua nhà và chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp.
Bài toán vốn cho nhà ở xã hội cần được giải quyết theo đúng tinh thần của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp với những cơ chế chính sách sát thực tế; trong đó có việc hỗ trợ tín dụng, vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia làm nhà ở thương mại giá thấp.
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy