Theo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 91,64km, trong đó đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (qua Bình Dương) dài 15,3km đã được đầu tư 6 làn xe.
Giai đoạn 1 dự án dài hơn 76km, thực hiện 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên quy mô tối thiểu 2 làn xe. Cũng ở giai đoạn 1, dự án sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch để giữ đất nhằm tạo thuận lợi khi đầu tư giai đoạn 2 lên 8 làn xe.
Tổng mức đầu tư 75.777 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 41.872 tỷ đồng.
Quy hoạch đường vành đai 3 và 4 TP.HCM
Về tiến độ, từ 2022-2023 sẽ chuẩn bị, thực hiện đầu tư; quý 4/2023 khởi công dự án. Năm 2025 thi công cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến. Đến năm 2026 sẽ hoàn thiện toàn bộ tuyến đường.
Theo tờ trình đề xuất, dự án sẽ thực hiện nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần ở địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và 100% tổng mức đầu tư dự án thành phần ở Long An.
Với vốn ngân sách địa phương, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép 4 địa phương rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của các địa phương để bố trí cho dự án vành đai 3.
Đồng thời, chấp thuận việc tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của các địa phương từ các nguồn vốn có thể huy động thêm trong giai đoạn này. Cụ thể như từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do UBND các địa phương quản lý, từ nguồn thu sử dụng đất...
Theo UBND TP.HCM, hiện nay, các tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây (đang khai thác giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe), các tuyến Quốc lộ hướng tâm (Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1) đều đang quá tải, đặc biệt vào khung giờ cao điểm ở các cửa ngõ của Thành phố, nguyên nhân do hàng hóa, hành khách liên tỉnh từ các tỉnh miền Tây đi các tỉnh vùng Đông Nam bộ, phía Bắc và ngược lại đều phải đi vào khu vực trung tâm Thành phố thông qua tuyến đường Vành đai 2 và Quốc lộ 1.
Thời gian tới, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành khai thác giai đoạn 1 năm 2025 với công suất 25 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó, Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đang đầu tư nâng cấp để khai thác với công suất 50 triệu hành khách/năm vào năm 2023; tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai thi công giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, dự kiến đưa vào khai thác toàn tuyến năm 2022 kết hợp với việc gia tăng dân số cơ học của TP.HCM và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hệ thống hạ tầng giao thông đang quá tải, nguy cơ ùn tắc giao thông, tạo các điểm nghẽn phát triển kinh tế - xã hội.
UBND TP cũng cho biết quy hoạch, đường Vành đai 3 TP.HCM là đường vành đai liên vùng, điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm: TP.HCM – Mộc Bài, TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành...
Việc đầu tư khép kín đường Vành đai 3 TP.HCM là điều kiện cần để đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm, hình thành hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TP.HCM với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực...
Tác giả: Tuấn Kiệt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy