Ngày 30-12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến nội dung của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Trước đó, ngày 8-11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về Quản lý trang thiết bị y tế có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 để thay thế các nghị định liên quan.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nghị định số 98 đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc quản lý trang thiết bị y tế, giải quyết các tồn tại, hạn chế, bất cập hiện nay của hệ thống pháp luật quản lý trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị phổ biến nội dung của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về Quản lý trang thiết bị y tế tại điểm cầu Bộ Y tế - Ảnh: Trần Minh
Nghị định này là căn cứ để các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, cung ứng trang thiết bị y tế và các nhà quản lý các cấp cũng như lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ để làm tốt chức trách, nhiệm vụ, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng trang thiết bị y tế.
Ông Tuyên cũng đề nghị các đơn vị cần nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ để triển khai, đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các quy định về quản lý trang thiết bị y tế.
Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế), Nghị định số 98 thay đổi căn bản hoạt động cấp phép lưu hành trang thiết bị y tế theo hướng chuyển cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Doanh nghiệp sẽ phải kê khai giá vốn nhập khẩu với trang thiết bị y tế nhập khẩu và chi phí sản xuất đối với sản phẩm trong nước sản xuất, lợi nhuận dự kiến, chi phí đào tạo (nếu có), giá bán tối đa… Điều này nhằm tránh câu chuyện mua bán lòng vòng đẩy giá cao hơn giá thực tế.
"Các nhà phân phối không được bán hơn giá mà chủ sở hữu số lưu hành đã công khai, đồng thời phải niêm yết, công khai giá mà nhà phân phối đó bán. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết"- ông Lợi nói.
Với quy định mới sẽ minh bạch toàn bộ thông tin về giá trang thiết bị y tế mà mình kinh doanh; công khai các thông tin về giá bán của chủ sở hữu, giá bán của từng nhà phân phối, đại lý, giá trúng thầu của trang thiết bị đó tại các cơ sở y tế của nhà nước để tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể tiếp cận, tham khảo.
Nghị định 98 có 5 điểm mới cơ bản: (1) Bãi bỏ 16 trong 30 thủ tục hành chính về trang thiết bị y tế; (2) Đơn giản hóa 5/30 thủ tục hành chính lĩnh vực trang thiết bị y tế; (3) Tăng cường phân cấp, thay đổi cơ bản cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm - tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là giám sát chất lượng của trang thiết bị y tế; (4) Sửa đổi hiệu lực của số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn, thay vì 5 năm như trước đây trong đó yêu cầu doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật hồ sơ khi có thay đổi trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế; (5) Trang thiết bị y tế được đưa vào mặt hàng quản lý giá theo quy định của luật giá. |
Tác giả: N.Dung - H.Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy