Sáng hôm nay (2/11), theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018 - 2020.
Nêu ý kiến về vụ việc phân bón Thuận Phong, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) đã nói rằng địa phương đã làm rất cẩn trọng, bảo vệ danh dự của doanh nghiệp. Kết luận lại là không có dấu hiệu tội phạm, đề nghị giải thích rõ việc này trước dư luận, nhân dân và bằng các bằng chứng cụ thể.
"Tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ đeo bám, chỉ đạo quyết liệt vụ này thì nhân dân mới yên lòng. Không chỉ phân bón, mà nạn hàng giả đang hoành hành, cần phải xử lý kiên quyết", đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) nói thêm.
Ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, vu việc Thuận Phong là vụ việc phức tạp, từng bị xử lý hành chính.
“Quá trình xem xét vụ việc này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều vấn đề được đặt ra như đó là hành vi buôn bán hàng cấm, hàng giả hay hàng kém chất lượng. Hiện, vụ án đang trong quá trình điều tra, xem xét lại, chứ không phải là đã kết luận không có dấu hiệu tội phạm. Có thể đại biểu Hồ Văn Năm phát biểu có câu nọ, câu kia gây hiểu nhầm", ông Hồng cho biết.
Trước đó, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội hôm 31/10 của Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã nêu ra vấn đề liên quan đến phân bón. Ông Nhưỡng nói, vụ công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về "phân bón giả" có cảm giác như bị chìm xuồng, chờ mãi mà không thấy đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nam lên tiếng.
Sau đó, giơ biển để tranh luận với đại biểu Nhưỡng, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) nói hàng gian, hàng giả, đặc biệt là phân bón giả là vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Do đó, quan điểm của các cơ quan tư pháp của Đồng Nai là cương quyết xử lý, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
Riêng vụ việc liên quan đến công ty Thuận Phong, ông Năm cho biết, đó là một vụ phức tạp, ban đầu là do các cơ quan ở Trung ương kiểm tra phát hiện và chuyển cho Đồng Nai xử lý.
Liên quan vấn đề này, trong buổi họp báo thường kỳ vào ngày 3/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã nhấn mạnh, gần 2,5 năm đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp kiểm tra sản xuất phân bón tại Công ty Thuận Phong. Đoàn công tác đã có kết luận là Công ty Thuận Phong có dấu hiệu làm phân bón giả và đã báo cáo cho các cấp có thẩm quyền của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng như các cấp lãnh đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.
Tuy nhiên, đến ngày 15/4/2016, khoảng 1 năm sau, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự Công ty Thuận Phong, theo báo cáo và các chứng cứ đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 389 đưa ra.
Hải Đăng (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy