Thông qua các hoạt động nghiệp vụ như: giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tiếp tục khẳng định vai trò trong việc bảo vệ người gửi tiền, đóng góp vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD, từ đó góp phần duy trì hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Bám sát định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đội ngũ lãnh đạo, quản lý, người lao động BHTGVN đã chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT BHTGVN Nguyễn Quang Huy phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019
Tính đến cuối tháng 6/2019, ở Việt Nam có 1.282 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm: 95 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng hợp tác; 1.182 QTDND và 4 tổ chức tài chính vi mô. Công tác cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG đã được BHTGVN thực hiện kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu của các TCTD, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của BHTGVN và nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng.
BHTGVN đã thực hiện tốt công tác quản lý thu phí BHTG, tích cực đôn đốc, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc tính và nộp phí BHTG. Trong 6 tháng đầu năm 2019, BHTGVN đã thực hiện thu phí BHTG quý I và quý II/2019 đối với các tổ chức tham gia BHTG đạt 101,4% kế hoạch 6 tháng đầu năm và bằng 50% kế hoạch cả năm 2019. Nhìn chung, các tổ chức tham gia BHTG đã thực hiện nghiêm túc việc tính và nộp phí theo quy định.
Cùng với tiếp tục tăng cường giám sát các tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN phối hợp triển khai hiệu quả việc cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVN trong công tác giám sát từ xa. Tích cực kiểm soát chất lượng thông tin báo cáo và hoàn thiện các mẫu biểu báo cáo số liệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổng hợp tình hình thu nhận thông tin báo cáo về tiền gửi theo Quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm. BHTGVN đã hoàn thành kiểm tra tại chỗ đối với 210 đơn vị tham gia BHTG gồm 16 NHTM, 193 QTDND, 1 tổ chức tài chính vi mô, đạt 46% kế hoạch cả năm 2019.
Công tác quản lý và đầu tư vốn được thực hiện đúng quy định, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển nguồn vốn, đem lại nguồn thu bổ sung cho quỹ dự phòng nghiệp vụ và nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN. Hầu hết vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN đã được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.
Cùng với đó, công tác thông tin tuyên truyền được tích cực triển khai theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức, chú trọng khai thác các hình thức truyền thông mới như: tổ chức giao lưu với sinh viên các trường đại học tìm hiểu về chính sách BHTG; phối hợp với chi nhánh NHNN, các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức các sự kiện, hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, thu hút được sự quan tâm và đánh giá cao của các tổ chức, đoàn thể xã hội, người gửi tiền trên địa bàn.
BHTGVN đã hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG sử dụng phần mềm truyền thông tin báo cáo điện tử từ các tổ chức tham gia BHTG cho BHTGVN; xây dựng các mẫu biểu tổng hợp tình hình thu nhận thông tin báo cáo về tiền gửi, thường xuyên rà soát và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh trong quá trình gửi và tiếp nhận thông tin báo cáo.
BHTGVN tiếp tục khẳng định vai trò trong việc bảo vệ người gửi tiền
Công tác đào tạo, tổ chức, bồi dưỡng cán bộ cũng được BHTGVN quan tâm thích đáng; công tác nghiên cứu ứng dụng được triển khai tích cực, hiệu quả. Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hệ thống BHTG tại Việt Nam.
Đến nay, BHTGVN đã hoàn thành Dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật BHTG, đề xuất các nội dung liên quan để BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD, cũng như thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND và Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 định hướng đến 2030 theo quyết định của NHNN.
Để hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng cũng như tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu các TCTD, BHTGVN đã và đang chủ động nghiên cứu triển khai các công việc trọng tâm sau:
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật BHTG để tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu TCTD, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mới theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND và Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 định hướng đến 2030 theo quyết định của NHNN.
- Phối hợp chặt chẽ với NHNN để hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản quản trị điều hành theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra về tiền gửi được bảo hiểm, giám sát cảnh báo rủi ro; triển khai hiệu quả Quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm.
- Nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tính và thu đầy đủ phí BHTG theo quy định; đầu tư hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi bảo đảm nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường tuyên truyền chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và thành viên của QTDND; đồng thời để người dân yên tâm, tin tưởng hơn nữa vào chính sách BHTG và hoạt động ngân hàng.
- Đẩy mạnh việc vận hành và sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và các ứng dụng phần mềm thuộc Dự án FSMIMS. Triển khai toàn diện hệ thống bảo đảm an toàn, bảo mật công nghệ thông tin.
- Tích cực nghiên cứu, tham gia đề xuất chính sách; chủ động tham gia các hoạt động trao đổi hợp tác với các tổ chức BHTG quốc tế và các tổ chức quốc tế khác.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, nhằm phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định, an toàn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy