Đồng tiền mệnh giá 5.000 yen mới của Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Lạm phát tại Tokyo đã kéo dài chuỗi tăng sang tháng thứ ba vào tháng 7/2024, mở ra khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất khi hội đồng chính sách của họ nhóm họp vào tuần tới.
Bộ Nội vụ Nhật Bản hôm 26/7 công bố báo cáo cho hay giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2,2% tại khu vực thủ đô.
Con số này cao hơn so với mức 2,1% ghi nhận vào tháng Sáu và tương đương dự báo của thị trường.
Giá năng lượng thúc đẩy mức tăng trên với giá điện tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá thực phẩm chế biến “hạ nhiệt” đà tăng một chút. Giá khách sạn cũng tăng chậm hơn vì các khoản trợ cấp cho những cơ sở lưu trú đã bị loại bỏ một năm trước đó.
Các số liệu của Tokyo là chỉ dấu hàng đầu cho số liệu lạm phát toàn quốc, dự kiến sẽ được công bố vào tháng Tám tới.
Giới quan sát nhận định các quan chức BoJ sẽ phân tích các dữ liệu một cách cẩn thận, khi họ tiếp tục tìm kiếm cơ hội để bình thường hóa chính sách tiền tệ sau nhiều năm nới lỏng mạnh mẽ.
Đồng thời, số liệu mới nhất dường như cho thấy các công ty đang phải vật lộn để chuyển chi phí cao hơn cho khách hàng do chi tiêu tiêu dùng suy yếu.
Theo ông Yoshiki Shinke, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life, cả hai kịch bản có hoặc không tăng lãi suất đều có thể xảy ra trong cuộc họp chính sách của BoJ vào tuần tới.
Ông Shinke đánh giá số liệu mới nhất này không gây thất vọng, nhưng cũng không phải là yếu tố giúp BoJ tự tin hơn về xu hướng lạm phát. Ông nhận định BoJ có thể thận trọng chờ đợi thêm số liệu tương lai.
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã nhiều lần nói rằng ngân hàng trung ương này đang tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy mức lương cao hơn sẽ thúc đẩy tiêu dùng lẫn đà tăng trưởng giá do cầu dẫn dắt. Ngân hàng này vẫn đặt mục tiêu “neo” giữ lạm phát trên ngưỡng 2%.
Song các nguồn thạo tin tiết lộ các số liệu gần đây cho thấy sự yếu kém trong tiêu dùng đang làm phức tạp thêm quyết định của BoJ về việc có nên tăng lãi suất hay không.
Ngoài ra, sự suy yếu xuống mức thấp lịch sử của đồng yen đang gia tăng áp lực với Nhật Bản vì nước này phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, năng lượng và vật liệu hơn.
Thống đốc Ueda cho biết ông đang theo dõi tác động của đồng yen đối với giá cả và tăng trưởng như một yếu tố tiềm năng dẫn đến những thay đổi về chính sách.
Đồng yen đã mất một phần mức tăng gần đây so với đồng USD, sau khi Mỹ công bố dữ liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế này mạnh hơn dự kiến.
Trong phiên sáng 26/7, đồng nội tệ của Nhật Bản được giao dịch quanh mức 153,60 yen đổi 1 USD tại Tokyo.
Trước đó vào ngày 26/6, đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 38 năm so với đồng USD, được giao dịch ở mức 160,87 yen=1 USD./.
Tác giả: Hương Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy