Tin liên quan
Internet rất rộng lớn và những gì người dùng phổ thông biết đến chỉ là một phần rất nhỏ. Trên đó tồn tại cái gọi là Dark Web (web chìm/web ngầm) - tập hợp những website mà IP máy chủ đã bị ẩn, hoàn toàn "vô hình" trước các công cụ tìm kiếm và người dùng chỉ có thể truy cập thông qua một phần mềm đặc biệt.
Một trong những công cụ phổ biến nhất hỗ trợ truy cập Dark Web là trình duyệt Tor (The Onion Router). Tor được các nhà nghiên cứu trong quân đội Mỹ phát triển từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước với mục đích che giấu các hoạt động tình báo trực tuyến. Tor sau đó được phát hành công khai cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Lý do rất đơn giản: càng nhiều người dùng hệ thống, đối phương càng bị nhiễu trước các thông tin nặc danh.
Tor không phải công cụ xấu và đang được nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà báo, các nhà nghiên cứu... sử dụng. Tuy nhiên, chính sự bảo mật cao đã biến nó trở thành phần mềm yêu thích của tội phạm mạng, giúp chúng che giấu các hoạt động phạm pháp như buôn bán ma túy, vũ khí, hàng giả, chia sẻ nội dung đồi trụy, rửa tiền...
Theo Telegraph, để thu thập thông tin trên Dark Web, giáo sư Thomas Rid và nghiên cứu sinh Daniel Moore thuộc trường King's College (Anh) đã phát triển một chương trình tự động tìm kiếm (crawler bot) trên các site Tor. Phần mềm này đã phát hiện khoảng 5.205 trang đang hoạt động và đã phân loại được nội dung của 2.723 site.
Trong số trang đã phân loại, có tới 1.547 site chứa thông tin bất hợp pháp. "Hơn 50% nội dung được truy cập qua Tor là vi phạm pháp luật", giáo sư Rid nhấm mạnh. "Các nhà phát triển tạo ra Tor với mục đích khác. Họ muốn đảm bảo an toàn cho người dùng web, chứ không phải phục vụ tội phạm. Đã đến lúc họ cần tìm cách giảm nội dung phạm pháp và hỗ trợ người dùng hợp pháp tốt hơn".
Tor đang được người dùng toàn thế giới sử dụng để truy cập ẩn danh, nhất là ở các nước kiểm soát nội dung nghiêm ngặt như Trung Quốc hay Iran. Facebook cũng có một site trên Tor nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu người thực sự dùng nó. Những công cụ mã hóa như Tor cũng là phương tiện quan trọng cho các nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà thực thi luật pháp, chính trị gia...
Theo VnExpress
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy