Trong quý 2/2020, doanh thu thuần của CTCP Tasco (HNX: HUT) giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, về mức 176 tỷ đồng, khi nguồn thu chính từ hoạt động thu phí giảm 11% còn xấp xỉ 137 tỷ đồng và nguồn thu từ các hợp đồng xây dựng mất hút.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 của Tasco
So với cùng kỳ năm trước, biên lãi gộp quý 2 năm nay của Tasco cải thiện đáng kể từ 30.3% lên 40.9%. Cùng với đó, chi phí lãi vay cũng giảm từ hơn 71 tỷ đồng xuống còn khoảng 58 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chừng đó không đủ để giúp Tasco thoát khỏi một quý kinh doanh thua lỗ. “Ông trùm” hạ tầng báo lỗ ròng gần 13 tỷ đồng trong quý 2/2020.
Đáng chú ý là trong ngày (31/07) mà Tasco báo cáo kết quả kinh doanh kém vui, cổ phiếu HUT lại bay cao trên sàn chứng khoán với mức tăng kịch trần. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với mức giá trà đá khoảng 2,000 đồng/cp, mỗi bước giá lên xuống 100 đồng của HUT đã là chạm sàn và kịch trần tại sàn HNX.
Tuy vậy, xét ở giai đoạn dài hơi hơn, cổ phiếu HUT đã mất giá trên 80% trong vòng 3 năm qua, gây nên thua lỗ nặng nề cho không chỉ những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn cả các quỹ đầu tư hàng đầu như VinaCapital hay PYN Elite Fund.
Đổ dốc
Cổ phiếu HUT liên tục sụt giảm kể từ đầu năm 2017
Nguồn: VietstockFinance
Nòng cốt là một doanh nghiệp xây dựng, nhưng đã dần mở rộng ra khỏi ngành cốt lõi để chuyển sang các lĩnh vực đầu tư hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư, Tasco ngày nay là một doanh nghiệp nặng nợ vay, chủ yếu là các khoản vay dài hạn tài trợ cho các dự án hạ tầng BOT và BT tại khu vực phía Bắc.
Tính đến cuối tháng 6, lượng nợ vay dài hạn của Tasco lên đến gần 5.49 ngàn tỷ đồng, gấp 1.7 lần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong đó, 4.34 ngàn tỷ đồng là vay cho dự án BOT, hơn 170 tỷ đồng vay cho dự án BT và 853 tỷ đồng vay cho dự án thu phí tự động không dừng.
Các dự án BOT hạ tầng của Tasco từng bắt gặp làn sóng phản đối, thậm chí từng rơi vào cảnh vỡ trận phải xả trạm. Dự án thu phí không dừng, được Tasco đầu tư thông qua công ty con là VETC, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng và từng xin các cơ quan chức năng cho phép dừng dự án vì có nguy cơ phá sản.
Ở mặt trận đầu tư hạ tầng đổi lấy đất, sau khi thu lãi lớn trong những năm 2016-2017 nhờ triển khai các dự án bất động sản trên quỹ đất có được từ hợp đồng BT, Tasco cũng đối diện những lùm xùm xoay quanh dự án xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến đường 70 tại Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tính đến hết quý 2/2020, Tasco ghi nhận hơn 1.69 ngàn tỷ đồng tài sản xây dựng cơ bản dở dang liên quan đến một loạt dự án từ BT Lê Đức Thọ - đường 70, Khu nhà ở Xuân Phương - Foresa Villa, khu đô thị mới Vân Canh - Hoài Đức, dự án thu phí không dừng,…
Nguồn: Thuyết minh BCTC hợp nhất quý 2/2020 của Tasco
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy