Tin liên quan
“Nghiệt ngã” dự án BOT
Vị đại gia với hàng loạt dự án BOT trên trục đường Nam Định – Thái bình – Hà Nội cho rằng: doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền "ép" tới mức "tức thở" để giảm thiểu chi phí đầu tư.
Để thêm phần thuyết phục, ông Dũng dẫn chứng thêm: “lãi suất bảo toàn vốn chủ sở hữu vừa bị "chốt" ở mức 11,5%/năm và lãi suất cho phần vốn vay thương mại cũng chỉ được tính bằng lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ thấp hơn từ 1,3 - 1,5 lần lãi suất huy động thực tế”.
Chủ tịch Tasco từng "dọa: “Nếu nhà nước không sửa cơ chế thì tới đây chúng tôi cũng đành nói lời từ biệt với các dự án theo hình thức BOT”
"Chúng tôi không được thanh toán lãi suất cho phần vốn chủ sở hữu đưa vào dự án (chiếm từ 10%-15% cơ cấu tổng mức đầu tư) trong thời gian thi công (2-3 năm) dù vẫn phải trả cổ tức cho các cổ đông”, chủ tịch HĐQT Tasco cho biết.
Và hệ quả của phương án tài chính khắc nghiệt ngã như vậy dòng tiền thu của một số dự án BOT qua thu phí không đủ trả gốc và lãi trong khoảng 10 năm đầu đã biến ưu đãi về thuế thu nhập thành "hư không".
Chủ tịch Phạm Quang Dũng cũng đưa thêm ví dụ về hiện tượng thua lỗ của dự án BOT không chỉ ở riêng Tasco mà còn là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng ngay lập tức “đồng minh” mà ông Dũng chỉ ra đã có văn bản phản hồi, phủ định vấn đề trên thậm chí khẳng định rằng: “Các dự án BOT luôn luôn có lãi”.
“Đồng minh” này không quên cảnh báo cổ đông “cẩn trọng và cần phải kiểm chứng về các thông tin nói về doanh nghiệp”.
Ngồi không thu phí, đút túi 3 tỷ mỗi ngày
Thật vậy, ngay trong báo cáo mới đây nhất do CTCP Tasco công bố, riêng trong 3 tháng đầu năm 2016, doanh nghiệp này thu về gần 100 tỷ đồng từ hoạt động thu phí – tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng không ngừng tăng lên theo báo cáo hàng quý của Tasco từ khi các trạm thu phí BOT mọc lên dày đặc, “án ngữ” cửa ngõ Thủ đô như ANTT đã đưa tin.
Tasco thu về 100 tỷ đồng từ các trạm thu phí trong 3 tháng đầu năm 2016
Như vậy, tính ra mỗi ngày hơn 3 tỷ đồng từ các trạm BOT chảy về túi của “ông trùm” đang bị “tức thở” vì chính sách của nhà nước này.
Hiện Tasco có các hoạt động kinh doanh chính gồm bất động sản, xây lắp và thu phí. Tính ra, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu mảng thu phí chính là “mỏ vàng” mà Tasco đang ra sức rót vốn đầu tư. Tỷ lệ này đối với mảng bất động sản là 24%, mảng xây lắp là 10% và mảng thu phí lên tới 55% - tức mỗi 100 đồng phí BOT thu được mang về lợi nhuận gộp tới hơn phân nửa.
Dọa từ bỏ nhưng vẫn không ngừng rót vốn
Gần đây, Tasco tiếp tục đẩy mạnh tập trung đầu tư vốn vào hàng loạt công trình giao thông theo hình thức BT, BOT như dự án Đường Lê Đức Thọ (509 tỷ), dự án BOT 29 (297 tỷ), dự án BOT Quảng Bình (109 tỷ), dự án BOT 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến Cầu Nghìn (424 tỷ)…
Tasco liên tục rót 424 tỷ đồng vào dự án BOT 10 đoạn từ Quán Toan đến cầu Nghìn chỉ sau gần một năm động thổ
Hầu hết số dư khoản mục xây dựng cơ bản dở dang cho các dự án trên đều tăng mạnh trong quý đầu năm 2016, trái ngược hẳn với tình hình rót vốn tại các dự án bất động sản. Điển hình như Khu đô thị mới Vân Canh – Hoài Đức vẫn dậm chân tại chỗ từ năm 2015 đến nay với mức đầu tư tính đến 31/3 là 270 tỷ đồng, thậm chí dự án Khu đô thị nhà ở sinh thái xã Xuân Phương với mức đầu tư dở dang chỉ còn 350 tỷ - giảm 190 tỷ so với đầu năm.
Đầu tư vào BOT, chưa biết những chia sẻ đầy “ai oán” của chủ tịch Phạm Quang Dũng có chính xác hay không, nhưng với tốc độ mọc lên như nấm của các trạm thu phí BOT thì không lẽ gì, các đại gia nghìn tỷ này lại là những nhà đầu tư “thấy chết vẫn lao đầu vào”? Chủ tịch Dũng còn từng “dọa”: “Nếu nhà nước không sửa cơ chế thì tới đây chúng tôi cũng đành nói lời từ biệt với các dự án theo hình thức BOT”.
Khi Tasco chưa kịp nói lời từ biệt với các dự án BOT đang được đầu tư ồ ạt trên trong lúc cơ chế “chưa kịp” sửa đổi cho hợp lòng những ông chủ BOT, thì những khách hàng thân thiết với những con đường quốc lộ hãy yên tâm nộp phí 35.000 – 70.000 đồng sau mỗi chuyến đi xa.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy